Chất nhớt trên mình cá có tác dụng gì?

Trong các loài cá sống dưới nước, một số loài vảy cá đã bị thoái hóa, do đó da của chúng trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Cá trê có rất nhiều nhớt (Ảnh: 4so9)

Trên da của chúng có một tuyến chất nhờn, tế bào trong tuyến dịch nhớt này có thể tiết ra rất nhiều dịch nhớt, dịch nhớt phủ trải khắp mình cá tạo thành một lớp dịch nhớt khiến cho lớp da của chúng được nhẵn bóng.

Tác dụng của dịch nhớt này rất lớn: nó có tác dụng bảo vệ cơ thể cá, phòng ngừa sự xâm thực của vi khuẩn, vi khuẩn độc, ký sinh trùng và các sinh vật nhỏ bé khác, ngăn chặn các vật chất có hại tiến vào cơ thể, đảm bảo sự sinh tồn bình thường của cá.

Đối với một số loài cá, dịch nhớt còn là một công cụ hữu hiệu để thoát khỏi cái chết. Ví dụ như ở bề mặt cơ thể của cá nheo có một lớp dịch nhớt khiến cho kẻ thù rất khó bắt được nó. Con cá trạch cũng nhờ chất dịch nhớt mới có thể luồn lách dễ dàng trong nước bùn.

Dịch nhớt còn có thể giúp cho loài cá sinh sôi. Vào mùa sinh sản, các loài cá đực dùng dịch nhớt dính vào thực vật để tạo thành hang cá. Có loài cá đực lại dính những bọt khí đã được thổi ra ngay trên chất nhớt tạo thành khối bọt, mục đích là để cho cá cái dễ dàng đẻ trứng, đồng thời trứng được thụ tinh.

H.T (Theo Hỏi đáp khoa học)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video