Một số nguồn tin cho biết Cơ quan vũ trụ Châu Âu đang có ý định xây dựng một ngôi làng... trên Mặt Trăng.
Theo CNN, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, Johann-Dietrich Woerner cho biết ngôi làng đặc biệt này sẽ "phục vụ khoa học, kinh doanh, du lịch và thậm chí là cho các mục đích khai thác". Trong một cuộc phỏng vấn video được đăng trên trang web của cơ quan này, Woerner cho biết một căn cứ trên Mặt Trăng là bước tiến hợp lý trong công cuộc chinh phục không gian của con người.
Ngôi làng này có thể thay thế Trạm vụ trụ Quốc tế trong tương lai.
Ông cho biết ngôi làng này có thể thay thế Trạm vụ trụ Quốc tế trong tương lai. Trạm ISS đã liên tục phục vụ cho con người từ năm 2000 đến nay. Ban đầu, ISS được dự kiến cho "nghỉ hưu" vào năm 2020 nhưng gần đây kế hoạch này được dời đến năm 2024. Cơ quan này cho biết phải mất thời gian khoảng 20 năm để công nghệ xây dựng ngôi làng trên Mặt Trăng sẵn sàng.
Woerner nói rằng họ sẽ tận dụng tài nguyên trên Mặt Trăng để xây dựng ngôi làng thay vì mang vật liệu từ Trái Đất. Cấu trúc của tòa nhà sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của kỹ thuật in 3D và robot.
"Chúng ta không cần một lượng lớn kinh phí ngay từ đầu... chúng ta có thể bắt đầu bằng một sứ mệnh hạ cánh nhỏ với kế hoạch đã được lập bởi nhiều quốc gia", công nói.
Sự hiện diện thường trực của con người trên Mặt Trăng có thể bị nguy hiểm do bức xạ vũ trụ.
Sự hiện diện thường trực của con người trên Mặt Trăng có thể bị nguy hiểm do bức xạ vũ trụ, thiên thạch và nhiệt độ khắc nghiệt có thể giao động từ 53 độ F (1230C) đến âm 243 F (-1530C). Nhưng Woerner cho biết những rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách chọn đúng vị trí trên Mặt Trăng. Ông giải thích: "Nếu chúng ta đi vào vùng tối trên Mặt Trăng thì phải chọn những nơi không có bức xạ... ở cực phía nam. Đó là nơi có bóng tối vĩnh viễn và chúng ta có thể tìm thấy nguồn nước".
Theo Hiệp ước không gian được ký vào năm 1967 thì không một quốc gia nào có thể tuyên bố quyền sở hữu Mặt Trăng. Cơ quan vũ trụ Châu Âu muốn ngôi làng trên Mặt Trăng là tài sản chung của quốc tế và sẽ là cơ sở giúp tất cả các quốc gia hợp tác khai thác không gian.