Chế tạo robot biển sâu dựa trên cá phóng điện

Nghiên cứu chuyển động của cá "sát thủ" vùng Amazon (Nam Mỹ) có thể hỗ trợ công cuộc chế tạo robot thám hiểm biển sâu cho các sứ mệnh khảo sát vỉa san hô, sửa chữa giàn khoan dầu hoặc khảo sát các con tàu đắm.

Hiện các thiết bị hoạt động dưới nước có kích thước cồng kềnh và thiếu sự linh hoạt, không thể đảm nhiệm các công tác có thao tác phức tạp trong điều kiện biển sâu.


Cá dao ma đen có khả năng cảm nhận địa hình xung quanh trong điều kiện tối tăm và tự "sản xuất" điện - (Ảnh: Creative Commons)

Trong một diễn biến mang tính đột phá, cá dao ma đen, hay còn gọi là cá lông vũ, cư trú tại lưu vực sông Amazon đã tạo cảm hứng cho đội ngũ chuyên gia Mỹ, hứa hẹn sẽ chế tạo thành công những loại robot đại dương thế hệ mới.

Trưởng nhóm nghiên cứu Malcolm MacIver (thuộc đại học Northwestern, Mỹ) cho hay hoạt động săn mồi vào ban đêm của cá dao ma đen là kết quả của sự phối hợp hoàn hảo giữa các hệ thống giác quan và vận động, kết hợp với khả năng tự phát điện độc nhất vô nhị của loài cá trên.

Dựa trên kết quả nghiên cứu loài cá vùng Amazon, các chuyên gia quyết định vận dụng công nghệ cảm biến điện năng và cấu trúc vây lụa ở cá dao ma đen để chế tạo một thiết bị đủ sức di chuyển trong môi trường tối tăm ở biển sâu.

Theo Physorg, MacIver và đồng sự đã chế tạo gần một chục robot khác nhau dựa trên cá dao ma đen.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video