Chi tiết về kỹ thuật "đập thủng hộp sọ" để chữa bệnh

Đây là một trong những phương pháp chữa bệnh đau đầu của người Peru xưa.

Nhóm nghiên cứu từ ĐH California (Mỹ) vừa qua đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy, tại quốc gia Nam Mỹ - Peru, những ca phẫu thuật hộp sọ để chữa bệnh đau đầu được tiến hành từ hơn 1.000 năm trước trong điều kiện cơ sở vật chất hoàn toàn thiếu thốn.

Theo đó, máy khoan tay là công cụ duy nhất được dùng để loại bỏ một phần của xương sọ. Và đương nhiên, những ca "phẫu thuật" này hoàn toàn không được vô trùng và không có bất cứ loại thuốc gây mê, giảm đau nào.


Hình ảnh hộp sọ được khai quật với rất nhiều vết khoan tạo ra từ thiết bị khoan tay

Tham gia nghiên cứu, nhà khảo cổ học Danielle Kurin cho biết, thiết bị này xuất hiện lần đầu ở vùng cao nguyên Andean từ năm 200 - 600 nhưng chưa thực phổ biến. Sau đó, nó được áp dụng rộng rãi hơn vì có tính khả thi cao, nhưng bị cấm hoàn toàn kể từ thế kỉ XVI khi người Tây Ban Nha chiếm đóng và cai trị.

Theo Kurin, người Peru sử dụng công cụ này là để chữa nhiều căn bệnh liên quan tới vùng đầu như sưng tấy do va đập, vấn đề hệ thần kinh, dấu hiệu bệnh tinh thần hoặc tâm thần. Nhưng điều kì lạ là, nó cũng được áp dụng để chữa chứng bệnh đau tim.

Nghiên cứu các bộ hài cốt có từ khoảng năm 1000 - 1250 được phát hiện cùng với thiết bị khoan tay ở hang động tại tỉnh Andean, Peru, các nhà khảo cổ học đã phác họa lại quy trình mổ sọ não của người xưa. Theo họ, nhiều kỹ thuật cắt hộp sọ được tiến hành cùng lúc.

Đầu tiên, người bệnh được cạo tóc, rồi bôi loại chất thảo dược đánh dấu vùng sọ cần tác động và tiến hành khoan. Đôi khi ca phẫu thuật thành công và bệnh nhân hồi phục, nhưng đôi khi tình hình trở nên tệ hơn.


Một phần xương của hộp sọ này đang phát triển liền lại. Điều này cho thấy, ca phẫu thuật đã thành công

Trong những trường hợp khỏi bệnh, sau vài năm, xương sọ của bệnh nhân sẽ dần phát triển để che phủ khoảng trống bị khoan. Nhưng cũng có trường hợp nó không thể lấp đầy hoàn toàn, dẫn đến việc người bệnh sẽ chung sống suốt đời với một lỗ hổng trên hộp sọ.

Nếu người bệnh tử vong (thường là nam giới, do loại phẫu thuật này bị cấm ở phụ nữ và trẻ em), hộp sọ của anh ta sẽ được hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học và giáo dục. Lí do của việc làm này là bởi kĩ thuật khoan cắt vỏ sọ mà không chạm vào não rất phức tạp, đòi hỏi kĩ năng tốt và thực hành nhiều lần.

Bên cạnh đó, nhờ phương pháp đo phóng xạ carbon, các nhà khoa học hy vọng có thể tái hiện lại được phần nào cuộc sống và cái chết của người Peru cổ để phục vụ quá trình nghiên cứu lịch sử.

Theo PLXH
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video