“Chìa khóa” vô hiệu hóa hoạt động truyền tín hiệu đau

Nghiên cứu mới đã chứng minh cách độc tố gây phù nề nhắm mục tiêu một cách có chọn lọc và vô hiệu hóa các tế bào thần kinh truyền tín hiệu đau trong hạch rễ lưng tủy sống.

Nghiên cứu tiền lâm sàng do các nhà khoa học từ Trường Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) dẫn đầu phát hiện, một số yếu tố trong chất độc do vi khuẩn bệnh than tạo ra có thể làm vô hiệu hóa hoạt động của các tế bào thần kinh não truyền tín hiệu đau. Nghiên cứu đề xuất, đây có thể là một mô hình mới cho các liệu pháp điều trị giảm đau trong tương lai.


Một số protein có khả năng tác động vào các tế bào thần kinh trong não và ngăn cảm giác đau.

Độc tố của bệnh than bao gồm một số phân tử do vi khuẩn than tiết ra. Bản thân mỗi loại protein đều không độc, nhưng khi kết hợp với nhau, chúng có thể gây chết người. Nghiên cứu mới nhằm tìm hiểu cách các chất độc này ảnh hưởng đến những tế bào thần kinh trong não.

Có hai loại độc tố bệnh than là gây phù nề và gây chết người. Cả hai chất độc đều có chung một loại protein quan trọng, được gọi là PA (kháng nguyên bảo vệ). PA giúp vận chuyển protein yếu tố gây phù nề (EF) hoặc protein yếu tố gây chết người (LF) vào tế bào.

Nghiên cứu mới đã chứng minh cách độc tố gây phù nề nhắm mục tiêu một cách có chọn lọc và vô hiệu hóa các tế bào thần kinh truyền tín hiệu đau trong hạch rễ lưng tủy sống.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm vào xương sống chuột hai loại protein này. Những protein này được phát hiện có khả năng tác động hiệu quả vào các tế bào thần kinh nhất định trong não và ngăn cảm giác đau.

Isaac Chiu - một trong các tác giả nghiên cứu - cho biết: “Nền tảng phân tử này sử dụng độc tố vi khuẩn để đưa các chất vào tế bào thần kinh. Đồng thời, điều chỉnh chức năng của chúng. Đây là một cách mới để nhắm mục tiêu vào các tế bào thần kinh trung gian gây đau”.

Theo Nicole Yang - đồng tác giả nghiên cứu, trong tương lai, người ta có thể nghĩ ra nhiều loại protein khác nhau để cung cấp các phương pháp điều trị mục tiêu.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết sẽ cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nữa, trước khi đưa liệu pháp mới tiềm năng này vào ứng dụng. Các nhà nghiên cứu tự tin rằng, việc đưa chất độc gây phù nề đến não qua cột sống sẽ tránh được các vấn đề về nhiễm độc tiềm ẩn trong phần còn lại của cơ thể.

Đến nay, các dấu hiệu ban đầu cho thấy, hoạt động của độc tố này trên não được nhắm mục tiêu. Đồng thời, không có dấu hiệu nào trong các thử nghiệm trên động vật cho thấy sự gián đoạn đối với các cơ chế khác như chức năng vận động.

Các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng, tính đặc hiệu này trong hoạt động của độc tố ở não có thể là một sự thích nghi tiến hóa. Từ đó, giúp vi khuẩn bệnh than tránh bị phát hiện ở các sinh vật mà nó lây nhiễm.

Cập nhật: 27/12/2021 Theo GD&TĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video