Chia sẻ cách thoát hiểm khi cháy của một giám đốc công ty viễn thông

Khói là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn, vì thế bạn cần bỏ túi ngay bí kíp tránh ngạt do khói này để có thể cứu mạng mình và người thân.

Qua vụ việc cháy chung cư tại Sài Gòn, anh Minh Trần - giám đốc của Á Châu - Telecom đã có những chia sẻ kinh nghiệm thực tế về phương pháp thoát hiểm khi gặp cháy.

Anh cũng nhấn mạnh là với kinh nghiệm này, anh đã cứu sống 4 người trong gia đình mình trong một vụ hỏa hoạn.

Được biết, phương pháp này đã được phòng cảnh sát PCCC công an Quận Đống Đa, Hà Nội lưu lại để làm tài liệu phổ biến trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Theo anh Minh Trần chia sẻ thì phương pháp thoát hiểm khi cháy này "rất đơn giản" và ai, gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện tốt nhằm giảm thiểu được thiệt hại rất lớn cho bản thân và gia đình.

Cần nhấn mạnh rằng, khói là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn.

Cụ thể, khi cháy, rất nhiều khí độc sẽ được sinh ra CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ... trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong. Chúng sẽ khiến cơ thể tiêu hao thể lực vì thiếu oxy, do đó, nạn nhân càng vùng vẫy bao nhiêu, sẽ càng nhanh đến cửa Tử bấy nhiêu. Do đó:

Việc đầu tiên các bạn cần phải làm, đó là giữ bình tĩnh. Hầu hết mọi người khi nhìn thấy khói đều rơi vào trạng thái hoảng loạn, vội vã tìm đường thoát thân mà không biết rằng nguy cơ "tử thần khói" rình rập họ là rất cao.

Do khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh nên bạn cần ngay lập tức mở cửa ở hướng không có cháy để giảm áp. Bạn lưu ý không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng.


Chú ý: không được mở cửa ở hướng có cháy

Dùng khăn ẩm để bịt mũi miệng giúp tránh hít phải khói gây ngạt. Việc luôn để 1 chai nước trong phòng cũng rất hữu ích trong trường hợp khẩn cấp này.


Vừa dùng khăn ẩm để bịt mũi, vừa trườn, bò khi di chuyển ra chỗ thoát hiểm - bí kíp cứu mạng sống còn khi chung cư gặp hỏa hoạn

Bạn cũng có thể thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau.

Dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ.

Bạn lấy một tấm nệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.

Ở trường hợp cửa sổ: bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc lên ra ngoài trời.

Đối với ban công: bạn sẽ dựng tấm nệm sao cho phần đáy của nó tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói.

Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây.

Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia cứu hộ, bạn cũng cần phải nhớ xác định chính xác vị trí của ngọn lửa, vị trí của nguồn khói. Trong trường hợp luồng khói từ trên cao, hoặc ngay trong tầng của bạn, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy thoát xuống các tầng dưới. Đặc biệt, không sử dụng thang máy để thoát hiểm khi tòa nhà xuất hiện cháy.

Còn nếu khói xuất phát từ các tầng dưới thì sao? Khói có tốc độ bốc lên khá nhanh - khoảng 122m/phút. Do đó nếu khói xuất phát từ tầng dưới, nhiều khả năng cầu thang bộ đã bị khói bít kín.


Không sử dụng thang máy để thoát hiểm khi tòa nhà xuất hiện cháy.

Bạn đang ở tầng cao, hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng, vì di chuyển trong môi trường dày đặc khói quá lâu sẽ khiến bạn gục ngã trước khi thoát.

Chưa hết, khi đến nơi, bạn cần xác định hướng gió để chọn góc lánh nạn hợp lý để làm giảm sự ảnh hưởng từ ngọn lửa như sức nóng, khói thổi.... Từ đó, ta sẽ có nhiều thời gian để chờ cứu hộ giải cứu.

Đồng thời, bạn hãy tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình ga, tủ lạnh, máy lạnh… Lúc di chuyển bạn phải cúi thấp xuống hoặc trườn, bò.

Cập nhật: 23/03/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video