Chiếc áo bơi kỳ diệu

Áo bơi công nghệ cao siêu nhẹ của một nhà sản xuất Anh đang làm xôn xao giới thể thao chuyên nghiệp. Không thật sự giải thích được ảo thuật của món hàng may mặc này – nhưng khách hàng đã lập được hơn 40 kỷ lục thế giới.

Giống như một lời thú nhận thất bại. Vài ngày trước, Nike, tập đoàn sản xuất hàng thể thao Mỹ, đã cho phép các vận động viên bơi lội tham gia Thế Vận Hội đang có hợp đồng với tập đoàn sử dụng một sản phẩm của đối thủ cạnh tranh từ nước Anh, là bộ áo bơi "Speedo LZR Racer". Người ta không muốn ngăn cản các nhà thể thao lập thành tích tốt nhất.

Từ khi được giới thiệu vào tháng 2, bộ áo bơi Speedo nặng hơn 200 gam đã gây xáo trộn lớn trong giới bơi lội. Thời gian qua đã có hơn 40 kỷ lục thế giới được lập với các nhà thể thao mặc nó. Lời khen ngợi của vận động viên người Mỹ Michael Phelps gần như đã trở thành huyển thoại: "Khi ở dưới nước, tôi có cảm giác mình như một tên lửa:"

Ngôi sao bơi lội Michael Phelps cũng mặc bộ áo bơi mới.


Speedo được phát triển từ một siêu dự án: Nửa tá nhóm nghiên cứu trên 3 châu lục đã nghiên cứu tỉ mỉ về chiếc áo này. Đầu tiên, họ đo đạc 400 nhà bơi lội hàng đầu ở khắp nơi trên thế giới để xác định hình dạng của sản phẩm mới. Tiếp theo sau đó họ đã thí nghiệm với 100 kết hợp khác nhau từ vật liệu và tạo dáng.

Nhiều thí nghiệm ngay đến trong kênh gió của NASA cũng được tiến hành. Các nhà toán học như Herve Morvan tại Nottingham ở Anh, chuyên về cơ học chất lỏng điện toán, tìm trong mô hình máy tính các điểm trên cơ thể của vận động viên mà tại đó nước bị xoáy nhiều nhất.

Lực cản trong lúc bơi của các vận động viên hàng đầu lớn đến mức người ta khó có thể tưởng tượng được. Theo các nhà nghiên cứu ở Australia, nó nằm trong khoảng 11 đến 12 kg, tương đương với lực người ta cảm nhận được khi thò đầu ra ngoài cửa chiếc ô ô đang chạy với vận tốc 145 km/h.

Từ nhiều năm nay các nhà nghiên cứu đã tìm cách giảm đến mức tối thiểu lực cản trong bể. Bộ quần áo bơi như phần lớn vận động viên hàng đầu hiện nay thường mang đã có từ giữa thập niên 1990. Ngoài ra, trước đây tròn 10 năm đã bắt đầu xuất hiện những mẫu đầu tiên có cấu trúc bề mặt mang nhiều rãnh nhỏ phỏng theo da con cá mập. Nhờ đó lực cản lại được tiếp tục làm giảm đi. Ông Knut Braun, nhà sinh kỹ thuật của Đại học Saarland tại Saarbrücken (Đức) đã thử nghiệm bộ áo bơi da cá mập trước đây vài năm nhưng lại thất vọng vì kết quả không rõ ràng.

Áo bơi Speedo mới được quảng cáo là giúp giảm 5 đến 10% lực cản của nước và xuất phát nhanh hơn 4%. Người ta giải thích rằng đó là nhờ nó được làm bằng một vật liệu nylon-lycra đặc biệt, "hàn" với nhau bằng siêu âm. Một cái giống như cái khung ép vào thân thể tạo dáng nhất định, làm cho cơ bắp cứng hơn và ổn định hơn. Ngay đến các cơ thể của những nhà thể thao rắn chắc cũng được ép lại thêm một lần nữa qua tấm áo bơi này.

Nhưng nhiều người nghi ngờ về tác dụng thực của nó

Cũng có thể là bộ áo bơi đang giúp cho các vận động viên gian lận che dấu doping. Ít nhất là nhà bơi lội người Mỹ Gary Hall đã bày tỏ sự nghi ngờ này. "Tôi tin là tất cả những lời khen ngợi về bộ áo bơi mới này chỉ để nhằm đánh lạc hướng những hiệu ứng do doping đem lại." Tình huống này đã xảy ra một lần trong năm 1976, thời đó các nữ vận động viên bơi lội của Cộng Hòa Dân chủ Đức đã bỏ túi vô số huy chương và cũng giải thích bằng áo bơi mới. Nhưng thay vào đó thật ra là doping.

Những nhà dự đoán thành tích bơi lội cũng đã hoài nghi việc có một khác biệt quá lớn giữa những mẫu áo bơi hàng đầu của các nhà sản xuất đồ thể thao lớn. Tại những điểm quyết định, độ ép, độ căng cơ thể và độ cản bề mặt gần như không có khác biệt có thể đo được.

Cũng có thể có một giải thích đơn giản khác cho cơn bão kỷ lục thế giới của những nhà bơi lội mặc Speedo: "Họ đang sung sức trong thời điểm hiện tại", nhà y học thể thao Klaus-Michael Braumann nói. "Áo bơi chỉ đóng một vai trò nhỏ thôi", nhà sinh kỹ thuật Braun cũng nói.

Theo Phan Ba - VnExpress (Spiegel Online)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video