Chiêm ngưỡng 10 loài chim quý hiếm, độc lạ bậc nhất Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, với nhiều loài chim quý hiếm. Trong đó, có những loài chim có tên gọi độc lạ cùng những tiếng kêu đặc trưng...


Cú muỗi mỏ quặp
: Đây là loài chim hiếm, thường cư trú tại những khu rừng lá rộng hoặc rừng thứ sinh ở Trung và Nam Trung Bộ. Cú muỗi mỏ quặp có chiều dài từ 24,5-27,5 cm.Thông thường, khó để gặp được loài chim này bởi chúng thường sống ở khu vực cao từ 900-1.900m.


Khát nước
: Loài chim này có phần thân trên màu đen nhạt, cổ màu hung vàng và cánh màu hung đỏ. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, chúng thường đẻ từ 1-2 trứng và ký sinh trong tổ của các loài khướu.


Bắt cô trói cột:
Loài chim này có phạm vi sống rộng và có thể tìm thấy trên khắp cả nước nhưng phổ biến nhất là tại một số vườn quốc gia lớn như Cúc Phương hay Cát Tiên. Nguồn gốc tên gọi kỳ lạ của loài chim này liên quan nhiều đến tiếng kêu của chúng.


Chích chòe nước đốm trắng
: Đây là loài chim sống định cư dọc theo các suối đá ở vùng rừng núi, nơi có độ cao khoảng 900-2.500m. Loài chim này thường được tìm thấy ở Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam..


Nuốc bụng đỏ
: Với bộ lông màu nâu và chiếc bụng đỏ đặc trưng, loài chim nuốc bụng đỏ trông khá bắt mắt. Chúng phân bố khắp các vùng rừng tronbg cả nước ở độ cao khoảng 50 – 2.600m.


Cà kheo mỏ cong
: Loài chim này có mỏ dài và cong ở cuối. Chúng thường kiếm ăn ở các vùng nước nông như ao, hồ, bãi triều ven biển, sông lớn.


Đầu rìu
: Đầu rìu là loài chim có kích thước cơ thể nhỏ, chỉ từ 27-32,5 cm. Chúng có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt ở phần cổ, đầu và mào - nhân tố chính tạo ra tên gọi của chúng.


Hoét mặt đỏ
: Loài chim này di cư từ phương Bắc về đến Việt Nam. Chim trống có đặc điểm mặt và ngực màu vàng hung tươi rất dễ nhận. Chúng thường sống trong những khu rừng xanh, độ cao khoảng 1.500m, đôi khi có thể gặp ở vườn


Sả mỏ rộng
: Thường sống tại các sông, hồ lớn hoặc khu vực gần rừng lá rộng. Sả mỏ rộng có ngoại hình cực kỳ bắt mắt với màu xanh chủ đạo ở đôi cánh, vàng ở cổ. Đặc biệt, chiếc mỏ của loài chim này rất dài và to.


Chim Đuôi cụt bụng đỏ
: Loài di cư từ phương Bắc xuống Việt Nam. Đây là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Hiện, số lượng suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng trong phạm vi sống của nó, chủ yếu do nông nghiệp và lấy gỗ

Cập nhật: 27/10/2023 ANTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video