Chiêm ngưỡng bộ ảnh: Ngày Trái đất 2014

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1970, Ngày Trái đất giờ đây đã là một sự kiện mang tính toàn cầu nhằm kêu gọi mọi người trân trọng thế giới chúng ta đang sống và bảo vệ môi trường của hành tinh này. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chấm dứt ô nhiễm, bảo vệ đời sống hoang dã và tạo ra một môi trường tươi đẹp là các chủ đề đang lan rộng ở nhiều nước. Hãy cùng gìn giữ để hành tinh của chúng ta mãi xanh.


Hành tinh xanh của chúng ta chụp bởi vệ tinh GOES-East của NOAA vào lúc 11h45GMT, vào Ngày Trái đất, 22/04/2014.


Một con cò già Ấn Độ lớn bay kế bên người phụ nữ đang đi nhặt rác tại một bãi rác ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ, vào Ngày Trái đất.


Một công nhân vệ sinh cửa sổ treo mình trên dây thừng bên bức tường của toà nhà Ashton Morph 38 bao phủ bởi một khu vườn dọc với giống dây leo xanh tự nhiên gọi là Laurel clock vine, hay còn gọi là Blue trumpet vine, thường được dùng làm thảo dược, ở Bangkok, Thái Lan, 22/04/2014. Chủ đề toàn cầu trong năm nay là Những thành phố xanh, khuyến khích mọi người biến những mảng tường xi măng thành mảng xanh và những không gian xanh.


Một cảnh sát giao thông ra tín hiệu cho các tài xế trong một ngày đầy khói sương ở Harbin, tỉnh Heilongjiang. Tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc đã buộc chính phủ phải ban hành một điều luật mới, cho phép Bắc Kinh có thêm quyền lực để đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm và phạt các quan chức, và thậm chí là cho bảo vệ một số khu vực không cho làm công nghiệp.


Một cậu bé Nam Phi đổ rác thuỷ tinh vào trong một thùng rác công cộng ở Cape Town, vào Ngày Trái đất, 22/04/2014.


Người dân Bờ Biển Ngà tắm trên một dòng nước ô nhiễm chảy qua đầm lầy Ebrie, ở Abidjian, 19/04/2014. Mức độ ô nhiễm của vùng đầm lầy này đã tăng lên trong vài năm qua do nước thải từ các hệ thống cống của các đô thị gần đó đổ về.


Các sinh viên Aceh với thân mình phủ đầy bùn lăn một quả cầu biểu tượng Trái đất ở Banda Aceh, thủ phủ của tỉnh Aceh, 22/04/2014. Những người biểu tình yêu cầu bảo vệ và bảo tồn các khu rừng ở Indonesia vốn đang bị nhanh chóng phá bỏ để trồng dầu cọ và làm nông nghiệp, đe doạ đến sinh mạng của một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.


Một khu khai thác khí gas và dầu ở Monterey Shale, gần McKittrick, California, 23/03/2014. Việc khai thác khí gas và dầu ở California gây ra những tác động xấu đến nguồn nước sinh hoạt và có thể gây nhiễm độc hoá học nguồn nước ngầm, khiến cho nông dân buộc phải bỏ hoang những rộng lớn sau một trong những đợt hạn hán tệ nhất trong lịch sử ở California.


Trẻ em ở trường tiểu học Northwest, El Dorado, Arkansas, trồng những cây cúc zinnia vào trong bồn cây mà các em đã ươm từ hạt mầm trong nhà kính ở trường, 21/04/2014, một hoạt động nhân tuần Trái đất.


Những người nhặt rác ngồi trên chiếc xuồng và đi nhặt vỏ chai nhựa nổi trên dòng sông Citarum đầy rác thải ở quận Cihampelas, Tây Java, 13/04/2014. Bãi rác nổi này kéo dài theo chiều gió qua 297km dọc theo đảo Java, cắt ngang thủ đô Jakarta của Indonesia. Các quan chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ gọi đây là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới và hứa hẹn sẽ dọn sạch nó, vì con sông này là nguồn nước duy nhất của 15 triệu người dân sống dọc bên bờ, bất chấp các mối đe doạ đối với sức khoẻ và mùa màng.


Công nhân Afghanistan trồng cỏ mới bên vệ đường ở Kabul, 22/04/2014. Afghanistan tổ chức Ngày Trái đất với các hoạt động trên cả nước nhằm chống lại tình trạng phá rừng kéo dài do nhu cầu về gỗ để sưởi ấm ngày càng tăng lên. Đất đai bị sói mòn do tình trạng phá rừng thường gây ra lũ quét ở một số nơi và để đối phó với tình trạng đó, chính phủ cho trồng cây vào mùa Xuân mỗi năm, nhưng để chăm sóc chúng đòi hỏi cả một sự cố gắng lớn.


Bức ảnh ghép 2 tấm, cho thấy chất lượng không khí trên bầu trời của quận Tài chính trung tâm vào lúc ban sáng (ảnh trên) và chiều tối (ảnh dưới), 01/04/2014, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Hơn 7 triệu người chết trên toàn cầu mỗi năm do tình trạng không khí ô nhiễm.


Các nhà hoạt động thuộc tổ chức Greenpeace giơ cao các khẩu hiệu trước cổng Brandenburg, ở Berlin, Đức, 13/04/2014, kêu gọi ủng hộ năng lượng sạch.


Những cỗ máy khổng lồ đang khai thác than đá nâu tại khu mỏ lộ thiên Garzweiler, gần thành phố Grevenbroich, phía Tây nước Đức, 03/04/2014. Sau khi đi đến kết luận rằng tình trạng ấm lên toàn cầu gần như là do con người gây ra và nó là mối đe doạ đến chính nhân loại, những người phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đã kêu gọi chuyển sang một giai đoạn mới: “Chúng ta sẽ làm gì với nó?”


Một ụ nhựa dùng làm rào chắn bị vỡ nằm lại trên bãi biển lúc Mặt trời mọc, vài ngày sau khi BP tuyên bố rằng họ sẽ kết thúc nhiệm vụ “dọn dẹp bờ biển” ở Louisiana từ sau vụ sập giàn khoan Deepwater Horizon, 19/04/2014, Grand Isle, Louisiana. Giàn khoan dầu Deepwater Horizon bị nổ và ngày 20/04/2010, khiến 11 công nhân thiệt mạng và làm rò rỉ hàng triệu gallon dầu ra biển.


Một công nhân mỏ đá người Sri Lanka tắm rửa trong một hồ nước mưa ngay tại khu mỏ đá vào Ngày Trái đất ở Athurugiriya, ngoại ô Colombo, Sri Lanka, 22/04/2014.


Hai phụ nữ Kashmiri chèo chiếc xuống chở đầy cỏ dại sau khi thu dọn chúng từ hồ Dal Lake vào Ngày Trái đất, ở ngoại ô Srinagar, Ấn Độ, 22/04/2014. Hồ Dal Lake là một trong những điểm thu hút khách du lịch ở Kashmiri và chính quyền đang nỗ lực cứu lòng hồ này. Trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, lòng hồ đã bị xâm chiếm hơn một nửa bởi các loài cỏ dại, theo một báo cáo nghiên cứu môi trường.


Một cô bé đứng đọc sách trên ban công khi khói bốc lên từ các ống khói của một nhà máy thép, trong một ngày mù sương ở Quzhou, tỉnh Zhejiang, 03/04/2014.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video