Bhutan coi "Tổng hạnh phúc quốc gia" là thước đo có giá trị và quan trọng hơn "Tổng sản phẩm quốc nội".
Trong vài năm gần đây, Bhutan, đất nước nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng toàn cầu. Điều khiến Bhutan được chú ý đến vậy chính là danh xưng "vương quốc hạnh phúc nhất thế giới". Bhutan mang một dáng vẻ hoàn toàn khác biệt với thế giới: bình yên, sương gió, mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng hạnh phúc. Và quả thật, theo nhiều cuộc điều tra, chất lượng sức khỏe tinh thần của vương quốc luôn ở mức rất cao mà không phải do kinh tế phát triển.
Vào những năm 1970, các nhà lãnh đạo của Bhutan đã quyết định rằng "Tổng hạnh phúc quốc gia" là một thước đo có giá trị hơn "Tổng sản phẩm quốc nội". Kể từ đó, chính quyền đã có rất nhiều chính sách để thúc đẩy sức khỏe tinh thần của người dân. Có nhiều lý do khiến người Bhutan hạnh phúc đến thế mà thế giới bên ngoài khó có thể hiểu được hoàn toàn.
Bhutan là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về năng lượng sạch. Ẩn bên dưới những ngọn núi là những đường hầm khổng lồ và tua-bin thủy điện tận dụng mưa gió và tuyết tan từ dãy Himalaya để cung cấp năng lượng cho quốc gia.
Tôn giáo phổ biến nhất ở đây là Phật giáo.
Người Bhutan yêu thiên nhiên và có tư tưởng luôn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, sống thanh tịnh nhẹ nhàng.
Vào những năm 1970, Bhutan đã bác bỏ GDP là cách duy nhất để đo lường thành công, thay vào đó họ quyết định đi theo cái mà họ gọi là Tổng Hạnh phúc Quốc gia. Quốc vương Jigme Singye Wangchuck chính là người đưa ra khái niệm này. Trong ảnh là các công nhân đang chuẩn bị các bức chân dung của cựu vương và con trai của ông, Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck hiện tại nhân dịp sinh nhật lần thứ 60.
Thế nhưng, Bhutan không hề lạc hậu hay sống tách biệt với thế giới hiện đại phương Tây. Ở đất nước này vẫn có mọi thứ, từ rapper đến ban nhạc pop chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới.
Thủ đô Thimphu của Bhutan là một trong những khu vực phát triển nhất của đất nước.
Ở Bhutan không có đèn giao thông. Người dân đã từng phản đối khi cột đèn giao thông đầu tiên được lắp đặt và chính quyền đã tháo bỏ nó ngay sau đó.
Bắn cung là một môn thể thao rất phổ biến trong văn hóa Bhutan. Trong hình là một người đàn ông nông dân đang bắn cung ở Paro, Bhutan.
Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới có quy định trong hiến pháp yêu cầu người dân phải bảo vệ môi trường. Ít nhất 60 phần trăm diện tích quốc gia phải luôn trong tình trạng che phủ rừng. Đây cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm bán thuốc lá.