Vùng biển bờ Tây của Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết, và chỉ có thể được giải cứu nếu loài động vật ăn thịt này phục hồi.
Quần thể loài sao biển hướng dương, tên khoa học là Pycnopodia helianthoides, đang nhanh chóng suy thoái kể từ năm 2013 đến nay, một phần là do hội chứng hao mòn sao biển mà nguyên nhân chính có thể là nhiệt độ nước biển tăng lên.
Một con sao biển hướng dương đang bò trên rặng san hô ở vùng biển Point Dume State, California, Mỹ. Ảnh: (Brent Durand/ Getty Images).
Khi sao biển biến mất, một số loài động vật vốn là thức ăn của nó lại có cơ hội sinh sôi nảy nở. Số lượng nhím biển ăn tảo bẹ bùng nổ và các khu rừng dưới nước lần lượt bị tàn phá. Các tác giả của một báo cáo mới đây cho biết việc sao biển biến mất chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cho những khu rừng này.
Báo cáo nghiên cứu nói trên vừa được công bố vào tháng 2/2023 trên tạp chí Royal Society, cho biết nếu phục hồi được số lượng sao biển, dù bằng phương pháp tự nhiên hay nhân tạo, đều giúp kiểm soát số lượng nhím biển và khôi phục được rừng tảo bẹ quý giá.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia của Mỹ, rừng tảo bẹ là môi trường cho đa dạng các loài thực vật và động vật khiến cho các loài sinh vật trở nên phong phú hơn hẳn các hệ sinh thái biển khác. Những loài động vật dựa vào thảm thực vật phong phú ở đây để tránh kẻ thù hoặc để tránh bão có thể kể đến hải cẩu, sư tử biển, cá voi, rái cá, chim và một số loài khác.
Sao biển hướng dương nằm trong số những loài sao biển lớn nhất trên thế giới. Một con sao biển trưởng thành có thể có bề ngang tới 90cm. (Ảnh: naturediver/Getty Images).
Dù thường được gọi là cá sao biển, nhưng thực ra chúng không phải là cá. Trong ảnh là một con sao biển hướng dương ở Alaska. (Ảnh: Jennifer Idol/Stocktrek Images/Getty Images).
Chúng là loài săn mồi phàm ăn, chúng ăn nhím biển, nghêu, ốc sên, hải sâm và các loài sao biển khác. (Ảnh: Neil Gelham/Getty Images).
Con trưởng thành có từ 16 đến 24 chân. Chúng dùng những chân này để di chuyển và bắt mồi. (Ảnh: Ảnh: RONSAN4D/Getty Images).
Sao biển hướng dương có thể di chuyển nhanh và xa với tốc độ 1 mét/ phút. Trong ảnh là một con sao biển hướng dương đang bò qua đám tảo bẹ ở bờ biển Washinton. (Ảnh: randimal/Getty Images).
Chúng có bộ xương không giống bất kỳ loài động vật nào, nhờ đó chúng có thể nằm ngửa, há mồm đủ rộng để nuốt chửng con mồi. (Ảnh: Gerald Corsi/ Getty Images).
Sao biển hướng dương có đến 15.000 xúc tu ở chân có thể mọc lại nếu bị mất. Xúc tu của chúng được dùng để di chuyển và bắt dính con mồi. (Ảnh: Ed Reschke/Getty Images).
Lớp da mềm và xốp của chúng có nhiều màu sắc khác nhau, như: hồng, cam, tím, xanh lá cây và nâu. (Ảnh: mscornelius/Getty Images).