Các nhà nghiên cứu ở ĐH Rice, bang Houston, Mỹ phát triển một loại vi mạch mới hứa hẹn sẽ tăng tốc độ xử lí lên gấp 7 lần song lượng điện tiêu thụ lại ít hơn 30 lần so với công nghệ tốt nhất hiện nay.
Dự án được hỗ trợ bởi tập đoàn Intel và Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu phòng thủ cao cấp. Các nhà khoa học cho biết kết quả đạt được có thể cho ra các bộ xử lý cho điện thoại di động mà cho phép người sử dụng nạp pin không phải vài ngày mà một tháng.
Bộ xử lý mới sử dụng công nghệ CMOS thông thường, nhưng sử dụng một thuật toán mới được giáo sư Krishna Palem và tiến sĩ Lakshmi Chakrapani thuộc ĐH Rice nghiên cứu.
Các nghiên cứu thuộc ĐH Rice tin tưởng, công nghệ PCMOS sẽ giúp việc sạc điện cho các thiết bị cầm tay tính theo tháng. |
Được gọi bằng cái tên PCMOS, con chip mới vẫn được làm bằng silicon nên nó cũng có thể được sản xuất bằng thiết bị chế tạo chip hiện có. Giáo sư Palem khẳng định, việc sử dụng các kết quả của logic xác suất sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn 30 lần và tăng tốc độ xử lý lên 7 lần.
“Đối với người tiêu dùng, nó có ý nghĩa thời gian nạp điện cho điện thoại di động không tính theo ngày mà là theo tháng. Trên phạm vi toàn cầu, điều này sẽ góp phần làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành công nghệ thông tin”, Palem hy vọng rằng công nghệ PCMOS được đưa vào thị trường máy tính trong vòng bốn năm nữa.