Choáng ngợp "quái vật" hiện về từ thế giới 12,9 tỉ năm trước

Earendel sáng gấp hàng triệu lần Mặt Trời, thuộc về lớp sao "quái vật" của vũ trụ sơ khai. Nếu vẫn còn tồn tại trong thời gian thực, nó đã chạy xa khỏi Trái đất 28 tỉ năm ánh sáng.

Kính viễn vọng James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ, châu Âu, Canada) đã đạt được đột phá mới khí vén màn bí ẩn ngôi sao xa nhất từng được tìm thấy trong vũ trụ: Earendel.

Earendel to như một quái vật nhưng lại có thành phần đơn điệu vì nó thuộc về thế hệ sao nguyên sơ, tồn tại trong một vũ trụ trẻ nghèo nàn về hóa học và đầy bạo lực.


Bức ảnh toàn cảnh về vùng trời có Earendel nhìn xuyên qua thấu kính hấp dẫn, trong đó hình ảnh phóng to cho thấy rõ vật thể này đã bị kéo giãn thành một lưỡi liềm ánh sáng đỏ - (Ảnh: NASA/ESA/VIỆN KHOA HỌC KÍNH VIỄN VỌNG KHÔNG GIAN).

Vật thể cổ đại được phát hiện lần đầu bởi kính thiên văn lâu đời hơn là Hubble, tuy nhiên nhờ có "mắt thần" của James Webb tối tân, các nhà khoa học thực sự có thể nghiên cứu sâu về nó.

Các dữ liệu mới khẳng định Earendel đã ra đời từ 12,9 tỉ năm trước, ở nơi cách Trái đất 12,9 tỉ năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa ánh sáng đã mất cũng chừng ấy thời gian để đến James Webb và hình ảnh chúng ta thấy về nó là hình ảnh của quá khứ.

Nếu còn tồn tại, hiện nay Earendel đã nằm cách Trái đất tận 28 tỉ năm ánh sáng do vũ trụ đã giãn nở rất nhiều kể từ thời điểm đó.

Thật ra, cả Hubble và James Webb đều không quan sát trực tiếp vật thể cổ đại này mà đã lợi dụng hiệu ứng "thấu kính hấp dẫn", theo trang Space.

Thấu kính hấp dẫn là một cấu trúc không gian lớn với lực hấp dẫn đủ "bẻ cong" không - thời gian, tạo nên một chiếc kính lúp khổng lồ giữa kính viễn vọng và vật thể nó cần quan sát.

Với Earendel, cụm thiên hà WHL0137-08 đã đóng vai trò thấu kính hấp dẫn. Thấu kính này đã làm biến dạng ánh sáng từ ngôi sao cổ đại thành một lưỡi liềm dài mà các nhà nghiên cứu đặt biệt danh "Vòng cung mặt trời mọc".

Các nhà khoa học NASA cũng tính toán được ngôi sao quái vật này có khối lượng ít nhất gấp 50 lần Mặt Trời và sáng gấp hàng triệu lần.

Đó là nguồn gốc của cái tên Earendel, tức "sao mai" hoặc "ánh sáng đang lên". Chính độ sáng này giúp nó đủ sức "xuyên không" đến các kính viễn vọng địa cầu.

"Phát hiện này cho chúng ta cơ hội nghiên cứu chi tiết về một ngôi sao trong vũ trụ sơ khai" - nhà vật lý thiên văn Brian Welch từ ĐH John Hopkins (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu về Earendel, nói với trang Space.

Ông cũng nhấn mạnh đó không phải vật thể xa nhất từng được quan sát. Hubble lẫn James Webb đều đã tìm thấy các thiên hà xa hơn thế, nhưng đó là ánh sáng từ các ngôi sao bị hòa trộn vào nhau.

Vì vậy, có thể nói Earendel là ngôi sao xa nhất, cổ nhất được quan sát một cách riêng biệt, trọn vẹn, giúp phơi bày những chi tiết quan trọng về sự tiến hóa của vũ trụ.

Cập nhật: 10/08/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video