Choáng với những món ăn trong yến tiệc của Từ Hi Thái Hậu

Nhắc đến Từ Hi Thái Hậu chắc chắn phải kể đến bữa bữa tiệc Tết xuân Canh Tý (1874) tiêu tốn gần 400 lượng vàng. Đặc biệt, những món ăn "khủng khiếp" mà bà dùng để chiêu đãi quan khách khiến không ít người rùng mình ghê sợ.

Trong suốt chiều dài của lịch sử, có lẽ chưa có bữa yến tiệc nào xa hoa và tốn kém bằng bữa tiệc Tết xuân Canh Tý năm 1874 do Từ Hi Thái Hậu đời nhà Thanh, Trung Quốc tổ chức nhằm thiết đãi sứ thần, tướng lĩnh của các quốc gia phương Tây.

Quan khách nhận được thiếp mời từ ngày 23 tháng Chạp năm Quý Dậu (1873), bao gồm 400 khách mời, trong đó có 212 vị khách đến từ 8 quốc gia liên minh đánh Trung Quốc và 188 công thần của triều đình Mãn Thanh. Thực đơn có đến 140 món ăn, khai tiệc vào 12 giờ đêm Giao thừa năm 1874, kéo dài đến giờ Tý đêm mồng 7 Tết, hao tốn 98 triệu hoa viên Trung Quốc, vào khoảng 374 vàng và cần đến 1750 người phục dịch.


Chân dung của Từ Hi thái hậu. (Ảnh: Internet).

Ngay từ rằm tháng 2 năm Quý Dậu (1873), mỗi tỉnh ở Trung Quốc được lệnh tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất để vào kinh thành hội ý thực đơn, sau 2 tháng bàn bạc, các đầu bếp đã đưa ra thực đơn gồm 140 món ăn, trong đó có 7 món vô cùng đặc biệt, và 7 đêm bữa tiệcdiễn ra, mỗi đêm chỉ dùng một món.

Vào đêm 30 Tết, tất cả khách mời của buổi tiệc sẽ tề tựu tại Duy An Cung, cùng thời điểm đó, Từ Hi Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở miếu Tôn Long. Sau ba hồi chiêng trống long phụng được vang lên là hồi khánh ngọc bao tin Thái Hậu xuất cung. Quan khách sẽ đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu nơi có 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng, Thái Hậu sẽ khẽ vén màn bước ra để chào quan khách.

Sau ba hồi chiêng, thái thú Lý Hồng Chương sẽ thay mặt phát biểu ý nghĩa của buổi yên tiệc này nhằm mục đích thắt chặt tình giao hữu giữu triều đình nhà Thanh và các nước phương Tây. Thay mặt 8 nước, sứ giả của Anh quốc đáp lời. Và tiếp theo ba tiếng ngọc khánh báo hiệu yến tiệc bắt đầu, các khách mời sẽ ngồi cách nhau một mét, sau lưng có 2 người hầu nam và nữ đứng phục dịch.

Cứ hết mỗi một món ăn, nhạc sẽ tấu lên một bản, sau khi dùng đúng 5 món, khách mời sẽ được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng tiêu thực. Tất nhiên, rượu để đãi khách cũng là loại rượu quý và đại bổ. Nhà bếp sẽ dọn lên 20 món mỗi ngày, trong đó có một món đặc biệt nhất như đã đề cập. Cứ mỗi lần dùng một món ăn mới thì Từ Hi thái hậu sẽ gõ khánh ngọc, một viên thái giám lại vòng tay xướng tên món ăn.

Hãy cùng tìm hiệu 7 món ăn đặc biệt này nhé.

Sâm thử (chuột sâm)


Sâm thử nghĩa là chuột được nuôi bằng nhân sâm.

Sâm thử nghĩa là chuột được nuôi bằng nhân sâm. Chuột sau khi sinh sẽ được đem nuôi trong lồng kính, ăn các loại sâm hảo hạng và uống nước suối cho đến khi sinh ra con thì sẽ lấy những con đó nuôi riêng theo cách thức trên để cho ra thêm một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới vẫn chưa được dùng, cứ nuôi như thế đến đời thứ ba thì chuột mới thực sự "Thập toàn đại bổ".

Món ăn đặc biệt này được dọn ra, mọi người nhìn nhau, Thái Hậu cầm nĩa xúc một con chuột bao tử (chuột con mới sinh còn chưa mở mắt) ăn để cho mọi người có thể học theo, nếu ai tinh mặt sẽ thấy con chuột kêu lên chin chít và có một tia máu bắn ra.

Thái hậu thưởng thức món ăn một cách thong thả như thể muốn kéo dài hương vị món ăn tuyệt diệu này, có thể thấm nhuần trí óc, cơ thể và nói: "Mời chư vị". Nhưng lại không có ai động đũa, thái hậu cười và nói rằng người tiếc không thể thấm nhuần được văn minh Âu- Mĩ của các sứ giả, nhưng riêng về cái ăn thì người thấy quả là các sứ thần chậm tiến, không biết được cái gì là ngon, là bổ, về món ăn này, có lẽ các sứ giả còn phải học hỏi các nước phương Đông.

Não hầu (óc khỉ)

Ở gần núi Thiên Hoa vùng Sơn Đông có rừng lê được gọi là Lê Ngọc Căn, trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất, ho kinh niên. Nhưng rừng lê đã bị một bầy khỉ ở đó ăn hết, vì vậy thịt khỉ ở đây thơm, ngon, đại bổ, ăn vào trị được bệnh bán thân bất toại.

Tương truyền rằng về dược tính, não của bầy khỉ này còn quí hơn gập bội. Từ Hi thái hậu hạ lệnh phải bắt được 200 con khỉ trẻ, chưa thay lông, mỗi một con được thưởng 110 lượng vàng. Số khỉ Thiên Hoa Sơn đem đãi khách là 80 con, cứ 5 người ăn một bộ óc khỉ. 80 con khỉ này được tẩm bổ hàng ngày.

Để giảm bớt độ man rợ, Từ Hi thái hậu cho khỉ mặc áo quan, mũ mão như các tham quan, nịnh thần, nghịch tặc… trong lịch sử Trung Quốc và cho rằng cái chết của chúng là "xứng đáng".

Mỗi con khỉ sẽ được đặt trong một cái lồng nhỏ, như cái trống con, có thể khép lại và mở ra dễ dàng, một đầu sẽ khoét một cái lỗ vừa đủ để đầu khỉ ló lên; lồng có gông khá chắc để khỉ không thể nhúc nhích được, sau đó, người ta sẽ từ từ "hoá kiếp" cho những con khỉ. Lúc ăn, người hầu sẽ cầm một chiếc chày ngà và giáng xuống đầu khỉ, cú đập này đương nhiên đã được tập luyện, đủ để con khỉ xấu số chết ngay. Sau đó, rưới nước sâm nóng lên đầu khỉ để óc tái đi một chút. Quan khách sẽ dùng muỗng bạc để thưởng thức món ăn.

Món ăn này được liệt vào một trong những món kinh dị và vô nhân đạo nhất trên thế giới. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của óc khỉ, nhưng việc ăn tươi như vậy có thể khin người ăn mắc bệnh Creutzfeldt-Jakob- căn bệnh về não có mức độ tử vong cao. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất mạng.

Tượng tinh (tinh khí của voi)

Trước hết, chọn những tổ yến thật to và tốt được lấy từ các đảo ngoài khơi biển Nam hải, rửa cẩn thận rồi nấu bằng nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Ðại Hàn, hòa chung với nước lê Vân Nam cùng bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi tạo thành hình con voi, cuối cùng bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.

Tượng tinh là các nài voi đã lấy sẵn, khi con voi làm bằng tổ yến đã được nung, các đầu bếp sẽ khoét lưng voi một lỗ trống vừa đủ nhét vào một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc phơi khô và có chứa tượng tinh trong đó. Món ăn được đem đi hấp cách thủy. Để thưởng thức món ăn, thực khách sẽ lấy một chiếc kim vàng và đâm vào bụng con voi để chất nước nhờn chảy vào chén bạc rồi uống.

Cỏ phương chi

Cỏ Phương Chi thường mọc trên phiến đá ở ngọn núi Thái Hàng. Đặc biệt, loại cỏ này chỉ vào những năm nhuận mới mọc và chỉ mọc đúng môt lần duy nhất vào ngày Trung thu, và đời sống lại rất ngắn, chỉ gặp phải ngọn gió bắc đầu mùa sẽ khô héo ngay lập tức.


Cỏ Phương Chi. (Ảnh: Internet).

Muốn hái được loại cỏ này, trước đó một ngày người ta phải dắt lên núi một con ngựa đực trắng tuyền. Lúc mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá có cỏ, đợi ngựa ăn xong, sau đó "hóa kiếp" cho ngựa, rồi mổ bụng lấy dạ dày đem về chế thuốc, phơi khô. Tương truyền, cỏ này mát, trừ bách bệnh.

Cỏ Phương Chi sẽ được được nấu với Long Tu, người ăn vào sẽ sảng khoái tinh thần, suốt cả tháng không thấy mệt mỏi.

Trứng công

Thịt công làm nem đã là món quý, trứng chim công lại càng trân quý hơn nữa vì rất khó lấy được trứng công (khó đến gần ổ trứng vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng, thậm chí công phá vỡ ổ trứng để không cho người lấy).


Công bảo vệ trứng rất kĩ lưỡng. (Ảnh: Internet).

Để nấu được món này, cần đến 100 con khỉ được huấn luyện để trộm trứng công. Kết quả thu được 500 trứng đãi khách, nhưng số khỉ lại "hi sinh" mất một phần ba.

Heo sữa Phúc Châu

Vùng Phúc Châu (Trung Quốc) có giống heo quý, thịt thơm ngon vô cùng, chuyên ăn một loại củ (giống như củ Hoành Tinh) mọc ở đồi Châu Tịch Xương.

Bữa tiệc đãi khách sử dụng 100 con heo sữa, là những con heo giống Phúc Châu 2 tháng tuổi. Heo được thui qua một lượt để làm sạch lớp lông heo. Tiếp đến người ta sẽ mổ bụng bỏ hết ruột gan rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong vòng 3 ngày và đem chưng cách thủy. Lúc ấy thịt heo vô cùng thơm ngon, xương rất mềm.

Sơn dương trùng

Được lệnh của Từ Hi Thái Hậu, các thợ săn của vùng Hồ Bắc sau gần một tháng lặn lội rừng sâu đã bắt được 6 con dê núi đang có mang tại một cánh rừng vùng Thiên Tân. Đàn dê này sau đó được chăm sóc cẩn thận, hàng ngày được cho ăn bằng loại cỏ ở Vân Nam và Quảng Tây.

Đây là cỏ “Đông trùng hạ thảo” vô cùng quý, là vị thuốc bổ can thận. Dê ăn cỏ quý này, lại ăn thêm các lá cây thuốc bổ khác, 6 con dê núi ngày càng mập mạp, đẻ ra lứa con cũng mạnh khoẻ, to lớn hơn so với đồng loại.

Dê con vừa đúng 2 tháng tuổi được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp sơ chế. Sau đó, được ngâm vào thùng gỗ to đựng nước gừng và rượu quý. Đến ngày thứ 2, dê được vớt ra bỏ vào bể bằng sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. Sau 2 ngày, người ta lấy hoa sen trắng (đã được tách cánh hoa và ghim kim vàng xuyên từ hương sen đến cuống hoa) cắm đầy mình dê.

Ngâm đến ngày thứ 10 (đúng hôm mùng 7 tiệc tàn), xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen. Nhà bếp sẽ nhặt lấy loại trùng sơn dương này chế biến thành món ăn, vô cùng bổ dưỡng, có tác dụng trị các bệnh lao phổi, tê bại, bán thân bất toại.

Cập nhật: 23/09/2020 Theo yan/NĐT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video