Khi bị bong gân, cần bất động khớp, sau đó có thể lấy lá cây đại tươi (cây bông sứ) 100-200 g giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại, ngày hai lần.
Cây náng |
Khi bong gân, cần bất động khớp, sau đó dùng các bài thuốc:
Nghệ vàng 40 g, cúc tần 40 lá, hai thứ giã nhỏ, thêm 30 ml rượu, xào cho sôi, để nóng vừa phải rồi bó vào chỗ sưng đau, ngày làm 1-2 lần.
Nghệ vàng 40 g, lá ngải cứu 40 g, hai thứ giã nhỏ, thêm 30 ml rượu trắng vào 30 ml giấm thanh, xào nóng, bó vào chỗ sưng đau, ngày 1-2 lần.
Lá chìa vôi, lá cúc tần, lá ngải cứu, lá náng, lá thầu dầu tía. Dùng 1-3 loại lá trên, giã nát trộn giấm hoặc rượu, sao nóng đắp vào chỗ sưng đau, ngày 2 lần.
Lá náng 1-2 lá, hơ trên lửa cho nóng chín, sau đó bó vào chỗ sưng đau, khi nguội hơ nóng và bó tiếp, ngày làm 2-3 lần cho đến khi khỏi.
Món ăn bài thuốc
Chữa tổn thương gân trong giai đoạn cấp tính, sưng nề, đau: Hoa hòe 18 g, hạt bí xanh 15 g, sơn tra 15 g, thêm nước đun sôi 5 phút, bỏ bã lấy nước hãm trà uống.
Chữa tổn thương gân giai đoạn sau, có tác dụng giãn gân hoạt huyết, giảm nhức mỏi do lạnh:
- Tiết gà 100 g, đậu phụ 100 g, thái miếng nhỏ, cho vào 250 ml nước luộc gà đun sôi, thêm gia vị đun sôi ăn.
- Thịt gà 50 g bỏ màng gân, băm vụn, dùng dầu ăn xào chín, cải trắng thái chỉ, xào dầu chín, trộn với thịt gà băm, thêm gia vị.
- Thịt lợn 200 g, thái miếng nhỏ, quế chi 3 g, hoa tiêu 3 g, hồi hương 3 g, dùng vải màn bọc thuốc thêm gừng tươi 5 g, đường, xì dầu, nấu tới khi thịt lợn chín nhừ, bỏ bã thuốc, dùng ăn.
BS. Thanh Quy