Xuyên tâm liên - vị thuốc phòng chống cúm

Do thuốc kháng sinh tổng hợp dễ kiếm nên ở Việt Nam, xuyên tâm liên dần bị lãng quên. Trong khi đó, ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhiều bác sĩ và hãng dược phẩm lại mơ ước có được một thứ thuốc chữa bệnh tương tự dược thảo này.

Cây xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis Paniculata, một thời gắn bó với tủ thuốc gia đình, trạm xá và cả một số bệnh viện ở nước ta. Nó được dùng thay thế kháng sinh cho nhiều bệnh kèm theo sốt do cả vi khuẩn và virus. Xuyên tâm liên là vị thuốc bổ cho những người bị yếu toàn thân, một thần dược cho các bệnh kèm theo sốt, các bệnh của gan và mắt. Các thầy thuốc Ấn Độ dùng nó trong đơn thuốc trị bệnh bạch biến, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, dùng để kích thích tiêu hóa và trị các bệnh giun sán thông thường.

Y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh đến tác dụng thanh nhiệt thải độc của xuyên tâm liên, đặc biệt cho các bệnh kèm theo sốt ở đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu, viêm ruột và dạ dày, lỵ cấp tính, bệnh viêm da, viêm họng, thanh quản và mụn nhọt. Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, xuyên tâm liên có thể dùng bôi ngoài để chữa rắn độc cắn, xương khớp đau nhức. Tại miền Trung, nhân dân dùng cây này làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, đau nhức, bế kinh nguyệt...

Kinh nghiệm dùng xuyên tâm liên của các bác sĩ và thầy thuốc y học cổ truyền trên khắp thế giới đã cho thấy, đây là vị thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virus ở tất cả các bộ phận của cơ thể, cả mạn tính và cấp tính. 4 tác dụng tiêu biểu của nó được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng cũng như theo kinh nghiệm y học cổ truyền của nhiều dân tộc trên thế giới là: kháng viêm, thải độc, nâng cao sức đề kháng, kháng vi khuẩn và virus.

Trên các tạp chí y học quốc tế, một số nghiên cứu lâm sàng đã công bố về tác dụng chữa bệnh của xuyên tâm liên:

Bệnh cảm cúm thông thường, thử nghiệm có đối chứng của Burgos và cộng sự, với liều 1.200 mg cao xuyên tâm liên/ngày - tương đương với 5-6 g bột khô: Có tác dụng mạnh trong việc làm giảm các triệu chứng điển hình của bệnh cảm cúm thông thường như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, đau cổ họng, sổ mũi; giảm cường độ và tần số các cơn ho. Người bệnh có biểu hiện tiến bộ rõ ràng sau một ngày và mạnh nhất sau 4 ngày dùng thuốc. Các tác giả kết luận, xuyên tâm liên là thuốc trị cảm cúm có tác dụng tốt hơn hẳn các phương pháp điều trị được biết và không có tác dụng phụ có hại nào cho người bệnh.

Các nghiên cứu của Thụy Điển cũng chứng minh tác dụng rất khả quan của xuyên tâm liên đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn và virus. Hai thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 46 và 179 bệnh nhân đã cho thấy khả năng làm giảm các triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian bị bệnh rất đáng kể của thuốc này so với dùng giả dược hay các thuốc thông thường.

Các kết quả lâm sàng trên cho thấy, xuyên tâm liên có thể dùng cho các bệnh đường hô hấp như cảm, cúm, cúm gà, sốt xuất huyết hay bệnh viêm màng não do virus.

Ngoài các thử nghiệm lâm sàng có quy mô kể trên, các báo cáo nhỏ hơn của các bác sĩ thực hành cho thấy tác dụng độc đáo của xuyên tâm liên trong nhiều trường hợp mà các thuốc kháng sinh và chống viêm hiện đại không mang lại kết quả mong muốn. Tổng kết kinh nghiệm lâm sàng của các thầy thuốc dùng thuốc này ở châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy, xuyên tâm liên có tác dụng: giảm đau do khớp và các viêm nhiễm khác; chống đông máu, phá các cục máu đông; kháng virus HIV, viêm gan C và herpes; nhuận tràng, long đờm, chữa viêm da, viêm quanh răng trong; lợi mật và bảo vệ gan, phòng ngừa xơ hóa, ung thư hóa do các hóa chất thực nghiệm.

Xuyên tâm liên không có tác dụng phụ gây hại sức khỏe. Nhưng theo y học cổ truyền phương Đông, đây là vị thuốc có tính hàn, do vậy người có biểu hiện hư hàn không nên dùng với liều quá cao.

TS Hoàng Xuân Ba, Sức Khỏe & Đời Sống

Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video