Chưa mặn mà với tên miền tiếng Việt

Theo VNNIC, từ tháng 11, doanh nghiệp VN có quyền đăng ký sử dụng các tên miền bằng tiếng Việt miễn phí khi đăng ký các tên miền .vn. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng vui mừng đón nhận, bởi còn quá nhiều trở ngại.

Khó khăn đầu tiên mà tên miền tiếng Việt phải đương đầu, là việc thể hiện chữ Việt trên nền các công cụ tra cứu, trình duyệt Internet chưa suôn sẻ.

Đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, theo quy định, các tên miền bằng tiếng Việt sẽ được thể hiện bằng các ký tự thuộc bảng chữ cái tiếng Việt, font chữ Unicode, bảo đảm rõ nghĩa từng từ và hiển thị ngay ở các dòng địa chỉ, tìm kiếm trên mạng Internet.

Theo đó, DN sử dụng sẽ tránh được tình trạng mập mờ, dễ gây tranh chấp ở các dạng tên miền không dấu, giúp các tên miền đăng ký rõ nghĩa hơn.

Ngoài các tên miền tiếng Anh và tiếng Việt không dấu, người Việt Nam cũng có thêm lựa chọn truy cập các tên miền bằng tiếng mẹ đẻ một giải pháp tôn vinh tiếng Việt trên trường giao tiếp quốc tế.

Nguồn: CNN
Tuy nhiên, ngay khi vấn đề tên miền tiếng Việt được các nhà quản lý đưa ra trước đây, nhiều DN, kể cả DN công nghệ thông tin cũng tỏ ý dè dặt về hiệu quả quảng bá mà những tên miền này mang lại. Có khá nhiều lý do được đặt ra và tranh luận, mà mãi đến bây giờ khi mọi việc đã đi vào hiện thực vẫn còn chưa được ngã ngũ.

Theo các DN tin học, khó khăn đầu tiên mà tên miền tiếng Việt phải đương đầu, là việc thể hiện chữ Việt trên nền các công cụ tra cứu, trình duyệt Internet chưa suôn sẻ.

Rất nhiều công cụ trình duyệt miễn phí hiện nay chỉ hỗ trợ font Unicode tiếng Việt một cách hạn chế về nội dung, mà không đảm bảo thể hiện trên trường tìm kiếm.

Phần mềm trình duyệt Internet Explorer Version 6.0 lâu nay phải cài phần mềm hỗ trợ do VNNIC cung cấp mới thể hiện được tên miền bằng tiếng Việt.

VNNIC cho biết, ở phiên bản mới 7.0, trình duyệt này cho phép thể hiện tên miền tiếng Việt, nhưng khi cài đặt lại đòi hỏi Windows có bản quyền. Với thực tế, hầu hết máy tính cá nhân tại Việt Nam chưa tuân thủ luật bản quyền, rõ ràng, đây là thách đố lớn.

Một DN tin học Đà Nẵng phân tích, giá bản quyền Windows hiện tại là 80 USD/máy, quá cao so với thu nhập của nhiều người và với DN có khoảng 20 máy. Vì vậy việc chi khoản tiền bản quyền lớn chỉ để giúp thể hiện tên miền bằng tiếng Việt xem ra có vẻ hài hước với nhiều người.

Một trở ngại khác là không phải lúc nào giới công nghệ, cũng như người có thói quen sử dụng Internet đều quen sử dụng các bộ gõ tiếng Việt khi lướt web. Đây là một thực tại mà rất nhiều DN, tổ chức công nghệ và cả những diễn đàn trao đổi trên mạng phải đối đầu.

Một quản trị viên Diễn đàn Tin học hanheldvn.com.vn cho biết, rất nhiều thành viên của Diễn đàn vẫn chấp nhận bị xóa bài viết không dấu, bởi không quen dùng các bộ gõ tiếng Việt trong giao tiếp mạng, nhất là khi họ đang ở nước ngoài.

Một số không ít bạn trẻ trong nước hiện nay lại quen với việc gõ chat trên yahoo hay công cụ chat khác không có dấu, dù các phần mềm này đã hỗ trợ tiếng Việt từ rất lâu. Cộng đồng các game thủ online cũng không có thói quen sử dụng gõ tiếng Việt khi trao đổi.

Tất cả hội tụ một lực cản khá lớn. Liệu các tên miền bằng tiếng Việt có phải là lựa chọn của những người truy nhập vào Internet, hay họ vẫn dùng các loại tên không dấu? Rõ ràng, ai cũng tìm được câu trả lời.

Điều đáng nói, là đa số những người chọn gõ không dấu chính là giới trẻ, chủ nhân của mạng Internet tương lai và phần lớn trong số họ còn có xu hướng sử dụng được cả tiếng Anh. Mà một khi họ đã không ủng hộ tích cực việc tra cứu, sử dụng tên miền tiếng Việt, thì khả năng quảng bá dạng tên miền này sẽ càng khó khăn hơn.

Đơn cử, nhân viên quản trị mạng của một DN không quen dùng tên miền tiếng Việt, khi lãnh đạo đơn vị đề xuất sử dụng chỉ cần đưa ra lý luận bất tiện trong giao tiếp đã có thể thuyết phục thắng lợi.

Hơn nữa, với nhiều DN, việc lập website là nhằm mở rộng quan hệ ra bên ngoài, đòi hỏi phải thuận tiện cho khách hàng. Vì thế, tên miền tiếng Việt sẽ không được sử dụng thường xuyên với họ và sự đăng ký cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng, hình thức!

Với thực tế trên, rõ ràng, ứng dụng tên miền bằng tiếng Việt ở giai đoạn hiện nay vẫn chưa hoàn toàn sáng sủa. VNNIC cũng phải công nhận, dù có giá trị sử dụng tương đương tên miền cấp 2 .vn, tên miền bằng tiếng Việt chỉ là giải pháp bổ sung, tăng sự thân thiện trong cộng đồng người Việt không biết tiếng Anh, chữ không thay thế các tên miền có sẵn.

VNNIC đã mở hướng khuyến khích DN sử dụng bằng cách cho dẫn địa chỉ tên miền tiếng Việt vào các website tên miền tiếng Anh hoặc tiếng Việt không dấu của các DN đăng ký. Nhưng giải pháp này chỉ có hiệu quả tương đối, bởi suy cho cùng, sự phát triển tên miền tiếng Việt là do người sử dụng quyết định.

Theo Đầu tư
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video