Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bằng Đông y

Ăn một số loại rau quả có thể chữa mẩn ngứa ở trẻ em

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, nguyên nhân rất phức tạp, nhưng gần đây người ta cho là bệnh có tính di truyền, thường gặp ở trẻ béo, có cơ địa hay bị dị ứng.

Phần lớn là trẻ sau khi sinh 1-2 tháng bắt đầu phát bệnh cho đến 2 tuổi dần mất đi, biểu hiện mới đầu là hai má bị ngứa, trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng hai tay để gãi, sau đó là những nốt mẩn như hạt gạo rồi mọng nước, mọng nước vỡ ra sẽ chảy nhiều nước vàng, sau đó đóng vảy. Bệnh có khi nhẹ có khi nặng nhưng rất ngứa, trẻ thường quấy khóc, ảnh hưởng đến ăn, ngủ và sự phát triển của trẻ.

Đông y cho rằng mẩn ngứa là do nóng ngăn ở trong, ngoại cảm như nóng, gió độc, ẩm gây bệnh xâm nhập vào cơ da mà thành, trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu. Do ẩm gây bệnh dính nhớt, nặng đục dễ biến đổi, do vậy bệnh hay kéo dài, hình thái không cố định. Bệnh mạn tính là do dinh dưỡng không đầy đủ, nóng ẩm lưu đậu, dẫn tới huyết hư thương tổn âm, hóa khô sinh phong, gió khô nóng ẩm uất kết, da mất nuôi dưỡng, do sự phát sinh của mẩn ngứa có liên quan đến ăn uống, bệnh lại kéo dài, cần điều dưỡng dài ngày nên phương pháp chữa trị mẩn ngứa bằng ăn uống là rất quan trọng.

Những điều cần biết

- Da phải bảo đảm sạch sẽ, tránh bị kích thích (như gãi, phơi nắng), quần áo phải rộng, mềm mại.

- Tránh những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm như các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua hoặc những thức ăn tanh. Người mẹ cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn mà bé dị ứng.

- Giữ tiêu hóa luôn bình thường, tránh ăn no quá. Trẻ bị bệnh nên ăn nhạt để tránh tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể.

- Dùng dầu thực vật có thể tăng thêm acid béo không bão hòa, có thể giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Bài thuốc dân gian

Bài 1: Long đản thảo, hoàng linh mỗi thứ 3g, sinh địa, sa tiền thảo mỗi thứ 10g, sắc uống ngày một thang, uống làm hai lần.

Bài 2: Tỳ giải, thạch xương bồ, ích trí nhân, địa phu tử mỗi thứ 5g, uống ngày một thang, làm hai lần.

Bài 3: Bạch tiên bì, khổ sâm, phòng phong, xác ve mỗi thứ 5g, sắc uống ngày hai lần.

Bài 4: Sa tiền thảo tươi, sinh địa tươi, hoa cúc dại mỗi thứ 5g, sắc uống ngày một thang, uống làm hai lần.

Chữa bệnh bằng ăn uống

Bài 1: Mướp 30g, rửa sạch, thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã uống nước.

Bài 2: Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g nấu canh uống.

Bài 3: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn.

Bài 4: Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn.

Bài 5: Cá chạch tươi luộc bỏ bã, ăn canh.

Bài 6: Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn.

Bài 7: Ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo.

Bài 8: Xích đậu, bí đao lấy vỏ mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên.

Bài 9: Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên.

Cách chữa ngoài

- Đại táo bỏ hạt, nướng chín rồi cùng với băng phiến, hoàng bách mỗi thứ đều nhau, nghiền thành bột trộn với sữa bôi lên chỗ ngứa.

- Cam thạch lò nung, thạch cao nung, xích thạch chỉ. 3 thứ bằng nhau nghiền thành bột rắc lên chỗ đau. Dùng chữa mẩn ngứa ra nhiều dịch.

- Trứng gà nấu chín, dùng lòng đỏ trứng, cho vào nồi sấy sém, cô dầu, bôi ngoài chỗ mẩn ngứa.

- Đậu phụ khô đốt tồn tính, nghiền bột trộn đều với trà, bôi vào chỗ bị bệnh. Lấy lá mướp đắng và lá mướp lượng vừa đủ, phơi khô, thái vụn, nghiền bột, thêm mật cá trắm, dầu hạt cải vào trộn đều, bôi xát vào vùng nổi cục.

- Vỏ ốc, dùng lửa nhỏ đốt luyện, nghiền bột mịn, trộn dầu hạt cải bôi vào. Dùng lá ổi sắc nước bôi vào vùng nổi cục.

Các phương pháp khác

Rửa ngoài:

Bài 1: Hoàng bách, kim ngân hoa, sa sàng tử mỗi thứ 9g, khổ sâm, hoàng liên, phèn chua mỗi thứ 6g sắc với 500ml nước, cho thêm lượng nước vừa để rửa chỗ đau, mỗi ngày rửa 2-3 lần.

Bài 2: Sinh địa, giền răng ngựa, hoàng bách mỗi thứ 20g, sắc nước rửa ngoài, dùng trong mẩn ngứa cấp ra nhiều chất dịch.

Xông khói: Thương truật 45g, tùng hương 60g, đại phong tử 150g, ngũ bội tử 15g; khổ sâm, hoàng bách, phòng phong mỗi thứ 45g; bạch tiên bì 15g, hạc phong 60g, tất cả nghiền thành bột, dùng hai tờ giấy, đặt lên 6g thuốc cuộn thành điếu. Sau khi châm lửa, xông khói vào chỗ đau mỗi lần 15 phút, dùng trong mẩn ngứa mạn tính.

Một số điều cần tránh

- Tránh dùng xà phòng rửa da sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vảy hơi dày có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da.

- Nếu đắp chăn quá dày sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len, mặc áo len.

- Không nên dùng kháng sinh hay gây dị ứng, nên thử test cẩn thận trước khi tiêm, hoặc hết sức thận trọng khi dùng đường uống. 
Theo Sức khỏe & đời sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video