Con người lướt sóng cùng rác, chim biển chết vì ăn phải nhựa, những rừng cây trơ gốc, nước sống bốc mùi... là biểu hiện của tự nhiên bị phá hủy dưới sức ép dân số.
Hình ảnh phản ánh tình trạng tàn phá môi trường nghiêm trọng trên trái đất
Mỏ Mir ở Nga là mỏ kim cương lớn nhất thế giới. Những vùng đất bị đào khoét sâu để đổi lại đá quý cho người.
Du khách lướt sóng trên đảo Java, Indonesia. Đi cùng với con sóng cuộn trào là vô vàn rác bẩn. Java là hòn đảo có đông dân sống nhất trên thế giới.
Rừng quốc gia Willamette ở bang Oregon, Mỹ, với 99% bị phá, còn trơ trụi gốc cây. Dân số gia tăng đi kèm với nhu cầu cao về lương thực, vật liệu, nguyên liệu... khiến con người có những quyết định như khai tử rừng cây.
Sông Hoàng Hà nhánh phía Mông Cổ bị ô nhiễm trầm trọng, bốc mùi hôi thối đến nỗi người địa phương gần như không thở được. Dòng sông ô nhiễm nặng bởi các hoạt động công nghiệp ở các nước phụ cận không được xử lý nước thải trước khi đổ ra sông.
Albatross, một loại chim biển cỡ lớn đã chết do ăn quá nhiều nhựa trong quần đảo Midway thuộc Bắc Thái Bình Dương.
Quần đảo Maldives vây quanh bởi nước ngập bởi sự nóng lên toàn cầu và những hành động của con người. Theo tính toán của các nhà khoa học, hòn đảo xinh đẹp này sẽ chìm trong 50 năm tới.
Công trường khai thác dầu ở sông Kern, bang California, Mỹ, bắt đầu hoạt động từ năm 1899. Khắp một vùng đất rộng lớn trơ trọi bóng cây và hàng nghìn mũi khoan dầu đâm sâu vào lòng đất, lấy nhiên liệu phục vụ con người.
Một vụ cháy tại giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico, tháng 4/2010.
Khung cảnh đầy rác thải và những ống khói cao ngợp trời ở Bangladesh, quốc gia đông dân thứ 8 trên thế giới.
Rừng ở Indonesia bị tàn phá dần. Indonesia là quốc gia đông dân thứ 4, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ với khoảng 238 triệu người.
Bãi rác ở Accra, Ghana, một quốc gia châu Phi. Rác thải điện tử thường được kết thúc ở các nước thứ ba như thế này.
Cảnh quang thành phố Mexico với 20 triệu dân sinh sống.