Chung kết Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ 2008

Ban tổ chức Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ 2008 vừa công bố danh sách các công nghệ lọt vào vòng chung kết để qua đó chọn ra một công nghệ đặc sắc nhất trao giải – sẽ được công bố vào ngày 11-6 tới. Giải do Viện Hàn lâm Công nghệ Phần Lan sáng lập và được trao tặng hai năm một lần, được ví như Giải Nobel về lĩnh vực công nghệ.

Đứng đầu danh sách lọt vào vòng chung kết là công nghệ dấu vân tay của nhà di truyền học người Anh - Alec Jeffreys ở Đại học Leicester (Anh). Công nghệ này không chỉ cách mạng hóa ngành khoa học pháp y mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc xác định quan hệ huyết thống, và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Giáo sư Jeffreys cho biết: “Việc được lọt vào chung kết là vinh dự lớn và sự công nhận tầm quan trọng của công nghệ ADN cũng như quá trình phát triển của nó trong 24 năm qua”. Hiện các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian xét nghiệm và trả kết quả từ vài giờ xuống còn một giây.

Bộ khuếch đại EDFA của 3 nhà khoa học Anh gồm giáo sư David Payne, tiến sĩ Emmanuel Desurvire và tiến sĩ Randy Giles đã làm thay đổi bộ mặt của ngành viễn thông toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông đường dài và

Từ khi được sáng lập (năm 2004) đến nay, Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ đã được trao cho Tim Berners-Lee, “cha đẻ” của mạng Internet toàn cầu và giáo sư Shuji Nakamura – nhà phát minh diode phát sáng (đèn LED) màu trắng, xanh dương, xanh lá cây và diode laser xanh.

tốc độ cao. Nghiên cứu của cả ba sử dụng nguyên tố nặng erbium để khuếch đại tín hiệu ánh sáng sử dụng trong các mạng cáp quang, nhờ vậy giúp hạn chế chi phí phát triển các mạng cáp quang đường dài và “khai sinh” băng thông rộng của các mạng cáp quang đường dài. Sự ra đời của EDFA đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mạng toàn cầu, tác động đến hoạt động kinh doanh, giáo dục, giải trí của hàng tỉ người trên thế giới.

Trong khi đó, phát minh của kỹ sư Andrew Viterbi người Italia gốc Mỹ cũng tác động đến đời sống của nhân loại. Thuật toán của ông đưa ra thiết kế và thực hiện hệ thống truyền thông không dây hiện đại bằng việc đơn giản sự phức tạp và thế giới xử lý tín hiệu xoắn. Thuật toán Viterbi là hệ thống sửa lỗi cho truyền thông kỹ thuật số và hiện được dùng mỗi ngày trong hàng tỉ cuộc gọi điện thoại di động, truyền thông vệ tinh, hệ thống không dây và chậm chí máy nghe nhạc MP3. Giáo sư Viterbi công bố thuật toán này hồi năm 1967 nhưng nó không được ứng dụng cho đến khi sức mạnh điện toán trở nên đủ mạnh để đương đầu với những tính toán hàng loạt. Ông là người đồng sáng lập Qualcomm, hỗ trợ phát triển chuẩn CDMA - đối thủ của GSM và nó đang được sử dụng trong công nghệ không dây 3G trên khắp thế giới hiện nay.

Giáo sư Robert Langer ở Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) là người tiên phong trong nhiều công nghệ mới, trong đó có hệ thống phân phát thuốc xuyên qua da mà không cần kim. Nghiên cứu chế tạo miếng polymer giải phóng thuốc của Langer đã mở đường cho việc phát triển phương pháp mới điều trị u não. Polymer với thành phần gồm chất dẻo, ADN, prôtêin, chất tự nhiên và tổng hợp có những đặc tính và tính năng khác nhau, giúp giải phóng thuốc vào cơ thể chính xác và có kiểm soát. Giáo sư Langer còn là “cha đẻ” của kỹ thuật tạo mô và phân phát thuốc có kiểm soát.


Alec Jeffreys (Ảnh: BBC)


Robert S. Langer (Ảnh: MIT)


Desurvire (Ảnh: ieee.org)


Viterbi (Ảnh: Qualcommequation)

T.H (Theo Chinaview, BBC, Báo Cần Thơ)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video