Hiện tượng tưởng chừng như chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng này mới đây đã thành sự thật.
Một quan sát mới đây sử dụng Đài Quan sát Las Cumbres (LCO) đã giúp các nhà vật lý thiên văn phát hiện được một vụ nổ siêu sao mới đâm sầm vào ngôi sao đồng hành với nó. Họ cũng đã nhìn thấy được ánh sáng màu xanh thẫm một cách vô cùng chi tiết từ vụ va chạm.
Quan sát này là một tiến bộ đáng kể trong mạng lưới các kính viễn vọng được kết nối với nhau và vận hành tự động, tiết lộ nhiều điều chưa biết về các ngôi sao bí ẩn. Các vụ va chạm giữa chúng vẫn là đề tài tranh cãi trong suốt 50 năm qua.
Giả thuyết phổ biến nhất trong những năm gần đây cho rằng những siêu tân tinh xảy ra khi hai sao lùn trắng đến gần và hợp nhất vào nhau.
Nghiên cứu mới này cho thấy những ngôi sao chết khi va chạm với những ngôi sao đang hoạt động không phải là sao lùn trắng, bởi sao lùn trắng chỉ là lõi sao chết của những ngôi sao giống như Mặt Trời.
“Đây là điều chúng tôi vẫn luôn tìm kiếm, từ năm 2010, chúng tôi đã dự đoán là sẽ xảy ra sự việc một siêu tân tinh va chạm với một ngôi sao đang hoạt động. Chúng tôi đã thu thập được nhiều chi tiết quan trọng trước đây, và quan sát này chính là bằng chứng không thể phủ nhận”, nghiên cứu sinh Griffin Hosseinzadeh - tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Chỉ cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng, 2017 cbv là một trong những siêu tân tinh gần chúng ta nhất được phát hiện trong những năm gần đây. (Hình ảnh: Đại học California, Santa Barbara).
Siêu tân tinh được quan sát có tên gọi SN 2017cbv, là một siêu tân tinh lõi nhiệt loại Ia, được các nhà thiên văn sử dụng để đo gia tốc sự giãn nở của vũ trụ.
Siêu tân tinh loại này được cho là sự bùng nổ của các sao lùn trắng sau khi chết, và các nhà thiên văn nghi ngờ phải có một ngôi sao đồng hành để khiến chúng phát nổ.
Quan sát này chỉ ra việc sao lùn trắng lấy một phần lớn vật chất từ ngôi sao đồng hành có bán kính lớn hơn Mặt Trời khoảng 20 lần, cung cấp thêm vật chất tạo thành vụ nổ siêu tân tinh của sao lùn trắng.
Sự va chạm giữa siêu tân tinh và ngôi sao đi cùng khiến mật độ vật chất tăng cao đột ngột, khiến nó trở nên quá nóng và tạo ra vụ nổ có ánh sáng xanh trắng cực tím. Một vụ nổ như thế chỉ có thể được hình thành bởi việc siêu tân tinh lấy vật chất từ ngôi sao đồng hành với nó.
“Vũ trụ dần trở thành một chốn điên rồ khi những thứ chỉ có trong trí tưởng tượng của các nhà văn viễn tưởng nay lại trở thành sự thật. Giờ đây chúng ta biết các siêu tân tinh cũng có thể phá hủy những ngôi sao gần kề để được tiếp thêm năng lượng cho vụ nổ của mình", Andy Howell - nhà khoa học ở LCO và là tiến sĩ tại Hosseinzadeh, cho biết.
Đồng tác giả của nghiên cứu là giáo sư David Sand ở Đại học Arizona, đã phát hiện siêu tân tinh này vào ngày 10 tháng 3 năm 2017 trong thiên hà NGC 5643, cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng. SN 2017cbv là một trong những siêu tân tinh được phát hiện gần đây nhất trong những phát hiện được khảo sát trong khoảng cách dưới 120 triệu năm ánh sáng.
Chỉ trong vài phút sau khi phát hiện vụ nổ, Sand đã nhanh chóng kích hoạt cả hệ thống LCO trên toàn cầu gồm 18 chiếc kính viễn vọng điện tử nằm ở hai bên bán cầu, cho phép các nhà nghiên cứu có thể quan sát được vật thể ngay lập tức và gần như liên tục.
“Với khả năng giám sát quan sát của LCO mỗi lần cách nhau vài giờ, chúng tôi có thể thấy được toàn bộ chu kỳ tăng giảm độ sáng của ánh sáng xanh phát ra từ vụ nổ. Các kính viễn vọng truyền thống chỉ có thể quan sát được vào từng thời điểm riêng biệt chứ không quan sát một cách liên tục được", Howell cho biết thêm.
Phát hiện này tuy không mấy nổi bật, nhưng nó cung cấp cho các nhà thiên văn cái nhìn hoàn toàn mới về một phần của vũ trụ.
“Những điều này chúng ta chưa từng nghĩ đến trong vài năm trước đây, nhưng giờ ta đã tận mắt quan sát được và dần đi đến việc hé mở những bí ẩn về các vụ nổ siêu tân tinh", Howell chia sẻ.