Vụ nổ siêu tân tinh có thể hủy diệt Trái Đất từ 50 năm ánh sáng

Khoảng cách chết chóc giữa vụ nổ siêu tân tinh và Trái Đất lớn gấp đôi so với ước tính trước đây của các nhà khoa học.

Nghiên cứu mới của Adrian Melott cùng các cộng sự tại Đại học Kansas, Mỹ, cho rằng sự sống trên Trái Đất sẽ bị xóa sổ nếu một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra trong phạm vi 50 năm ánh sáng, lớn gấp đôi khoảng cách được các nhà khoa học đưa ra trước đó, theo Popular Mechanics.


Tinh vân sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh Con Cua. (Ảnh: NASA).

"Các nghiên cứu trước đã bỏ qua một số hiệu ứng hoặc không có số liệu tốt, còn giờ đây chúng tôi nghĩ khoảng cách đó lớn hơn một chút", Melott cho hay.

Ngôi sao gần nhất có thể tạo một vụ nổ siêu tân tinh nằm cách Trái Đất trên 100 năm ánh sáng, có khả năng sẽ không phát nổ trong hàng triệu năm tới. Tuy nhiên, nếu gặp một trường từ tính thích hợp, vụ nổ siêu tân tinh có thể nới rộng cự ly hủy diệt.

"Bức xạ vũ trụ thích di chuyển cùng các đường từ trường", Melott giải thích. "Một từ trường có thể là siêu lộ cho bức xạ vũ trụ nhưng cũng có thể ngăn cản chúng, tùy thuộc vào hướng của nó".

Dù vậy, ngay cả với một từ trường, hiện không có ngôi sao nào đủ gần để tạo ra vụ nổ siêu tân tinh có thể hủy diệt Trái Đất.

Siêu tân tinh là một hiện tượng thiên văn xảy ra ở giai đoạn tiến hóa cuối cùng trong cuộc đời của một ngôi sao khổng lồ, được đánh dấu bằng một vụ nổ lớn. Sau vụ nổ, một ngôi sao "mới" rất sáng xuất hiện, ánh sáng của nó giảm dần sau vài tuần hoặc vài tháng.

Cập nhật: 17/05/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video