Chứng ung thư nguy hiểm phổ biến nhất ở trẻ em hóa ra có thể ngăn chặn được

Đây có lẽ là tin đáng mừng nhất đối với y học, khi một trong những chứng bệnh ung thư hết sức nghiêm trọng có khả năng được ngăn chặn hoàn toàn.

Theo một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện được manh mối để tìm ra nguyên nhân gây nên một trong những chứng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Và quan trọng hơn là nếu thành công, chứng bệnh ấy hoàn toàn có thể ngăn chặn được.

Chứng bệnh chúng ta đang nhắc đến là Ung thư Bạch cầu Lympho Ác tính (acute lymphoblastic leukaemia - ALL). Đây là một dạng ung thư máu, phát tác do một số gene bị đột biến, kết hợp cùng các dạng nhiễm trùng thông thường, khiến bệnh phát ra sau năm đầu chào đời.


Ung thư ALL có tỉ lệ mắc bệnh là 1:2000.

Ung thư ALL có tỉ lệ mắc bệnh là 1:2000, nhưng con số ấy tăng khoảng 1% mỗi năm ở một số quốc gia. Dù vốn đã nắm được nguyên nhân đến từ đột biến gene, nhưng nghiên cứu lần này vẫn mang tính chất hết sức quan trọng. Nó đào sâu cơ chế phát bệnh và lây lan, từ đó đem lại hy vọng rất lớn.

"Tôi đã dành 40 năm để nghiên cứu về các chứng bệnh bạch cầu ở trẻ, và dần dần hiểu hơn về cơ chế, cũng như đưa ra được các phương pháp chữa trị. Nhờ vậy mà hiện nay, 90% các trường hợp mắc bệnh có thể được chữa lành" - trích lời Mel Greaves, tác giả nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Ung thư London.

"Tuy nhiên, vẫn luôn có thứ gì đó ám ảnh tôi, rằng hình như vẫn còn lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta. Tại sao trẻ đang khỏe mạnh lại bị bạch cầu, và làm thế nào để ngăn chứng ung thư này phát tác?"


Mô phỏng lại ung thư bạch cầu.

Câu hỏi ấy đã thôi thúc Greaves đào sâu nghiên cứu hơn, để tìm ra cách chứng ung thư này hình thành. Trong nghiên cứu mới, ông lý giải rằng gene của trẻ có thể đã bị thay đổi ngay trong thai kỳ, tạo ra các tế bào tiền ung thư.

Thế rồi trong năm đầu đời, việc ít được tiếp xúc với vi khuẩn đã khiến hệ miễn dịch ngừng hoạt động, không được học cách chống lại tác nhân vi sinh bên ngoài hiệu quả. Và cuối cùng, một số nhỏ trong đó gặp phải tác nhân phù hợp gây biến đổi gene, và ALL xuất hiện.

"Nghiên cứu đưa ra các bằng chứng rất xác thực rằng ALL có cơ chế phát bệnh cụ thể, được kích hoạt nhờ các dạng nhiễm trùng ở thời điểm hệ miễn dịch của trẻ hoạt động không đúng" - Greaves cho biết.

"Bản thân nghiên cứu là tổng hợp của các công trình kéo dài hàng thập kỷ, qua đó đưa ra được lời giải đáng tin cậy về cách chứng bệnh ung thư bạch cầu xuất hiện".

"Đặc biệt, nghiên cứu cũng bác bỏ các tin đồn không chính xác về ALL, chẳng hạn như việc nguyên nhân gây bệnh là vì tiếp xúc với sóng điện từ, hoặc do ô nhiễm".


Hầu hết các trường hợp mắc ALL ở trẻ đều có thể ngăn chặn.

Khi thực hiện, Greaves đã sử dụng rất nhiều nghiên cứu từ trước đó - cả trên động vật lẫn con người. Ông nhận thấy rằng trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ, được đi mẫu giáo, hoặc có anh chị lớn hơn thường có tỷ lệ phát bệnh rất thấp. Đó cũng chính là những đối tượng được tiếp xúc với vi khuẩn từ sớm, nên hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Cũng nhờ vậy mà Greaves tin rằng chứng bệnh này hoàn toàn có thể ngăn chặn được.

"Hầu hết các trường hợp mắc ALL ở trẻ đều có thể ngăn chặn" - ông khẳng định.

"Thực tế nhất là chúng ta nên tạo ra loại vaccine phù hợp cho trẻ sơ sinh. Điều này phù hợp với xã hội hiện đại hơn".

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đây không phải là nghiên cứu để "dọa" các bậc phụ huynh. Dù sao, chứng ALL cũng là rất hiếm gặp.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Reviews Cancer.

Cập nhật: 24/05/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video