Mỹ công bố thử nghiệm thành công thuốc trị ung thư máu

Ngày 9/3, Tiến sĩ Richard Silver, nhà nghiên cứu huyết học và chuyên gia ung thư tại Trung tâm Y tế Presbyterian-Weill Cornell New York, Mỹ đã công bố, họ đã thành công trong việc chế ra thuốc trị bệnh ung thư máu.

Những nghiên cứu này vừa được đăng trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine sau khi tiến hành thử nghiệm 1.100 bệnh nhân. TS Silver cho biết: "Lần đầu tiên thuốc áp dụng đối với người đã được sử dụng gần như thành công".

Với việc uống một viên Gleeve mỗi ngày, nó sẽ giúp các bệnh nhân ung thư máu đang đối mặt với án tử hình thoát nạn. Hiện nay, các số liệu cho thấy nó đã hỗ trợ 83% bệnh nhân sống thêm được ít nhất 10 năm, mặc dù không tránh khỏi tác dụng phụ là gây phát ban, nôn mửa và mệt mỏi.


Thuốc Gleevec.

Thuốc trị ung thư máu Gleevec

Trước khi viên Gleece xuất hiện, các bệnh nhân ung thư máu chỉ có ba sự lựa chọn: hóa trị, ghép tủy xương hoặc chờ chết. Ngay cả khi điều trị, bệnh nhân cũng hiếm khi sống lâu hơn ba năm. Tiến sỹ Silver cho biết: "Khi bạn bị mắc bệnh ung thư máu, coi như là bạn đã có giấy chứng tử".

Thật kỳ diệu, viên Gleevec có hiệu quả tốt và nhanh chóng đến mức bệnh nhân có thể dừng điều trị hóa chất và chỉ phải uống thuốc.

Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã nhanh chóng cấp phép cho loại thuốc này. Hiện nay Hiệp hội ung thư máu của Mỹ ước tính có khoảng 36.000 đến 100.000 bệnh nhân ung thư máu sẽ được cứu sống nhờ Gleevec.

Tiến sỹ Reshma Shah, bệnh nhân ung thư máu là một trong số người thử nghiệm thuốc Gleevec đầu tiên. Năm 2000, ông được chẩn đoán là ung thư máu và bác sỹ cho biết, ông chỉ có thể sống được 6 tháng đến 3 năm. Ông Shah biết đến được công trình nghiên cứu của tiến sỹ Silver và tình nguyện làm người thử nghiệm.

Nhờ uống đều đặn mỗi ngày một viên, ông đã sống được tới giờ, 17 năm. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho biết, hơn 83% bệnh nhân ung thư máu đã uống thuốc này đều đặn và còn sống.

Ông Shah kể, chỉ mới uống thuốc trong vòng 2 tháng, ông đã thấy sức khỏe của mình trở lại bình thường. Ông có thể chơi golf hàng tuần và đi làm từ thiện. Tiến sỹ Silver cho biết: "Ông ấy lẽ ra đã chết. Thật là điều không thể tin được".


Ông Shah đã sống được 17 năm sau khi được điều trị thuốc Gleevec.

Tại châu Âu, các bác sỹ đang bắt đầu khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng thuốc này được một năm và lâu hơn nên ngừng sử dụng thuốc. Druker và các đồng nghiệp tin rằng, khoảng 10% bệnh nhân uống Gleevec sẽ an toàn nếu ngừng dùng thuốc và 40% trở lên có phản ứng với thuốc.

Tính đến nay, Gleevec đã xuất hiện trên thị trường hơn 15 năm, nhưng giá vẫn còn khá đắt, số thuốc một bệnh nhân điều trị trong một năm tốn khoảng 140.000 USD. Rất may, ông Shah được bảo hiểm y tế chi trả phần lớn. Ông cho biết: "Bản thân ông cũng phải chi từ 8.000- 10.000 USD. Còn nếu không có bảo hiểm, tôi sẽ phải chi trả 20.000 USD mỗi tháng".

Giá thuốc Gleevec được sản xuất tại Mỹ trong hơn 10 năm qua vẫn không giảm đáng kể. Giá hồi năm 2001 là 26.000 USD và đã đến nay đã giảm từ 10% đến 20%.

Tuy nhiên, hiện nay, một công ty Ấn Độ đã sản xuất được thuốc này với giá siêu rẻ, chỉ khoảng 400 USD/ năm. Canada cũng đã sản xuất được thuốc này với giá thành rẻ hơn ở Mỹ, khoảng 8.800 USD/ năm.

Ung thư máu là gì?

Ung thư bạch cầu hay còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến.

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền.

Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết.

Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu). Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao.

Cập nhật: 15/03/2019 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video