Chuồn chuồn cỏ có ích

Nghiên cứu sinh Vũ Thị Nga, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (Trường đại học Nông lâm TP.HCM), đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dùng chuồn chuồn cỏ xanh loài Chrysopa sp.1Chrysopa sp.2 để diệt rệp sáp giả gây hại trên cây mãng cầu xiêm.

(Ảnh: wsu.edu)
Nghiên cứu thực tế tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) tác giả đã ghi nhận được hai loài chuồn chuồn nói trên có khả năng diệt rệp sáp giả khá tốt. Trong suốt giai đoạn ấu trùng, chuồn chuồn cỏ xanh loài Chrysopa sp.1 có thể ăn trung bình 27,4 con rệp sáp giả trưởng thành (một rệp sáp giả có thể đẻ 254 con và tái sản xuất trong vòng một tháng). Đặc điểm ăn mồi của loài ấu trùng cũng khá lý thú: chúng có thể tấn công loài rệp sáp giả có chiều dài cơ thể lớn hơn chúng 2-3 lần và chiều rộng cơ thể lớn hơn chúng 7-8 lần. Còn loài Chrysopa sp.2 thì có thể ăn trung bình 8,6 rệp sáp giả trưởng thành.

Thành công của nghiên cứu nói trên đã mở ra một triển vọng mới cho biện pháp phòng trừ sinh học rệp sáp giả (D. brevipes) gây hại trên cây mãng cầu xiêm.

NHẬT VIÊN

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video