Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Kiến quân đội

Kiến quân đội là tên gọi chỉ chung cho hơn 200 loài kiến trên thế giới sinh sống theo bầy với số lượng rất lớn. Đây là loài kiến nằm trong số những động vật đáng sợ nhất hành tinh với khả năng ăn thịt tập thể con mồi to lớn chỉ trong vòng vài phút hay còn biết đến với khả năng tàn sát kinh hoàng. Kiến quân đội có thể tấn công mọi loài vật mà chúng gặp trên đường đi. Trên thực tế, chúng còn có thể ăn đến 500.000 con mồi mỗi ngày.

Sâu bướm Puss

Khi nhìn loài sâu bướm Puss này, bạn có vẻ thấy nó khá dễ thương, đừng để bị vẻ bề ngoài của nó lừa. Bên ngoài là lông, che giấu gai ở bên trong. Khi vô tình chạm vào sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, gây tê, đôi khi khó thở và đau ngực. Có nhiều trường hợp đã phải đi cấp cứu vì chạm phải loài động vật này.

Gián

Gián được biết đến là tác nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau có thể gây hại đến con người. Chúng có thể sống mà không cần nước và thức ăn trong nhiều tháng.

Bọ cạp

Có hơn 1.700 loài bọ cạp đã được phát hiện, có màu sắc và kích cỡ khác nhau. Tất cả các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả. Thật may mắn là nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng. Bọ cạp nói chung khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên.

Bọ xít hút máu

Bọ xít hút máu là loài chuyên hút máu người như ve và muỗi, có thể gây ra mẩn đỏ, kích ứng da. Chúng là tác nhân gây ra bệnh buồn ngủ (Chagas) và chúng ta cần phải đến trung tâm y tế ngay khi bị đốt.

Cào cào

Cào cào là một loài nằm trong họ châu chấu. Thức ăn chủ yếu của chúng là cây cối. Mặc dù cào cào không gây hại đến sức khỏe con người nhưng chúng lại đe dọa đến tài chính. Trên thực tế, cào cào đã phá hủy hàng ngàn hecta cây trồng có giá trị mỗi năm.

Nhện độc Katipo

Nhện độc Katipo có nguồn gốc từ New Zealand, có liên quan đến nhện góa phụ đen và nhện lưng đỏ. Một vết cắn từ Katipo tạo ra một hội chứng độc hại được biết đến như latrodectism. Các triệu chứng bao gồm đau đớn cùng cực và hiệu ứng có khả năng hệ thống, chẳng hạn như tăng huyết áp, co giật hoặc hôn mê. Chỉ trong vài phút thôi, nọc độc có thể lan ra toàn cơ thể và có thể gây chết người.

Nhện lưng đỏ

Nhện lưng đỏ được coi là một trong những con nhện nguy hiểm nhất tại Úc. Chúng có nọc độc thần kinh là độc hại cho con người với vết cắn gây đau nghiêm trọng, thường trong vòng 24 giờ. Vết cắn của chúng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Rết nhà

Rết nhà được biết đến là có những cặp chân chứa nọc độc như forcipules. Vết cắn của chúng rất nguy hiểm đối với con người, gây đau đớn vô cùng và có thể dẫn đến sưng nặng.

Muỗi (Mosquito)

Hàng năm chúng giết nhiều người hơn bất kỳ loài bọ hay động vật nào khác trên trái đất. Hiện có hơn 2.500 loài muỗi khác nhau và sống ở khắp nơi trên thế giới. Loài muỗi nguy hiểm nhất là muỗi Anophel. Nó truyền bệnh sốt rét. Có loài muỗi còn truyền bệnh viêm não.

Muỗi không bao giờ mắc bệnh, chúng chỉ truyền bệnh. Muỗi bị thu hút bởi mùi mồ hôi của vật chủ. Chúng có thể ngửi thấy nạn nhân từ cách xa đến 50km. Mồ hôi càng có nhiều chất Carbon dioxide, càng hấp dẫn đối với muỗi. Những người mang thai và quá cân có nguy cơ bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác. Các vết muỗi đốt cần được điều trị nhanh để ngăn nhiễm trùng.

Ruồi ngủ xê xê (Tsetse Fly)

Giống như muỗi, ruồi ngủ xê xê châu Phi là một tác nhân truyền bệnh. Chúng chủ yếu thấy ở châu Phi. Vòi của chúng được sử dụng để hút máu cả người và động vật. Các bệnh chủ yếu lây lan qua ruồi xê xê ở châu Phi là bệnh Trypanosomiasis, còn gọi là bệnh ngủ. Bệnh ngủ châu Phi không chỉ ảnh hưởng đến con người, mà còn đến gia súc, với khoảng ba triệu động vật chết mỗi năm.

Các vết cắn của ruồi ảnh hưởng đến gần nửa triệu người mỗi năm, trong đó có người bị chết do bệnh ngủ. Bệnh ngủ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở châu Phi. Khi bị ruồi xê xê châu Phi đốt, nạn nhân có triệu chứng cúm, mệt mỏi, đau đầu nghiêm trọng, sưng tấy và trong nhiều trường hợp sốt cao, nói lắp và động kinh.

Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản hay ong bắp cày châu Á (Japanese Giant Hornet or Asian Hornet)

Những con ong bắp cày khổng lồ dài tới 75mm và có vết cắn đau đớn hơn bất kỳ loài côn trùng đốt chích khác. Nọc độc được tiêm từ ngòi của ong có chứa 8 loại hóa chất khác nhau không chỉ gây tổn thương mô, mà để lại một mùi thu hút nhiều ong bắp cày khác cho nạn nhân.

Nó không phải là loài đặc biệt hung hăng trừ khi nó cảm thấy bị đe dọa. Trung bình hàng năm có trên 40 người chết mỗi năm do loài ong này đốt. Nó trở thành loài vật nguy hiểm nhất tại Nhật Bản, giết người nhiều hơn bất kỳ loài động vật hoang dã nào khác ở nước Nhật.

Ong sát thủ (Killer Bees) hay ong mật Africanized

Là kết quả của một thí nghiệm khoa học sai lầm khủng khiếp. Trong thí nghiệm khoa học, các nhà sinh học đã cố gắng tạo ra một loài ong sản xuất bằng việc lai tạo ong mật ong lai châu Âu với những con ong châu Phi khỏe mạnh. Thật không may, thử nghiệm này đã không thành công và đã không tạo ra những con ong sản xuất theo mong muốn, mà tạo ra con ong có bản chất hung hăng. Khi bị chúng tấn công theo bầy, nạn nhân có thể đau nhói suốt thời gian dài hoặc có thể chết.

Nhện góa phụ đen (Black widow)

Nhện góa phụ đen là một trong những con nhện độc nhất trên thế giới và có thể dễ nhận dạng nhờ hình đồng hồ cát màu đỏ trên bụng của chúng. Nhện góa đen được tìm thấy ở trong các khu vực khác nhau trên thế giới. Các loài phổ biến nhất ở Mỹ là nhện góa đen miền Bắc, nhện góa đen miền Nam và nhện góa đen miền Tây. Cả ba loại đều rất độc.

Cái tên nhện góa phụ đen xuất phát từ việc nó thường ăn thịt bạn đời của mình sau khi sinh sản. Tuổi thọ trung bình của nhện góa đen trong tự nhiên là 1- 3 năm. Ngoài thức ăn đôi khi là nhện đực, nhện cái cũng dùng mạng nhện của mình để bắt những con mồi khác như sâu, bọ cánh cứng, muỗi và ruồi.

Mặc dù rất độc, các vết cắn của nhện góa đen hiếm khi gây tử vong ở người. Tuy nhiên, các vết cắn có thể gây tử vong trẻ nhỏ, người có bệnh tim hoặc người có vấn đề về sức khỏe và người cao tuổi.

Kiến đạn

Loài kiến này trông có vẻ khá nhỏ bé, thế nhưng chúng lại có thể gây ra sự đau đớn kinh khủng cho một sinh vật lớn hơn mình gấp nhiều lần. Cú đốt của chúng được xem là gây ra sự đau đớn tột độ ở con người. Người ta mô tả rằng cú đốt của kiến đạn có cảm giác giống hệt như bị bắn, đó chính là lý do vì sao loài kiến này lại có tên gọi như vậy. Sự đau đớn từ cú đốt gây ra có thể kéo dài từ 12 tiếng đến tận 24 tiếng. Nọc của kiến đạn có khả năng tác động đến hệ thần kinh, gây ra nỗi đau không thể tả nổi cho người bị đốt. Theo một số nghiên cứu, cú đốt của loài kiến này có thể giết chết một con chuột thí nghiệm với tốc độ nhanh gấp vài lần một con bọ cạp thông thường.

Kiến đạn hay kiến viên đạn (tên khoa học: Paraponera Cavata) là một loài côn trùng sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài kiến được đặt tên bởi vết cắn gây đau khủng khiếp cho nạn nhân (giống như bị bắn bởi một viên đạn). Vết đốt của kiến đạn là vết đốt đau đớn và dai dẳng nhất trong bất cứ loài côn trùng nào. Kiến đạn có nhiều tên gọi chung. Ở Venezuela, nó được gọi là “kiến 24 giờ” vì cơn đau của vết cắn có thể kéo dài dai dẳng cả ngày. Ở Brazil, kiến được gọi là formigão-preto hoặc “kiến đen lớn”. Người Mỹ đã gọi chúng bằng cái tên như “kẻ gây vết thương sâu sắc.” Bằng bất cứ cái tên nào, con kiến này rất đáng sợ và cần phải cận thận khi đi vào những khu vực có chúng.

Kiến đạn sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới ở Trung & Nam Mỹ, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Brazil. Kiến đạn xây dựng tổ trong các gốc cây, để chúng có thể cất trữ thức ăn một cách an toàn. Mỗi tổ có vài trăm con kiến. Kiến đạn không hung hăng, chúng chỉ tức giận khi bạn cố tình kích động chúng. Khi đốt, con kiến giải phóng hóa chất báo hiệu những con kiến khác trong vùng lân cận đến đốt nhiều lần hơn. Kiến đạn là loài có vết cắn đau đớn nhất trong số bất kỳ loại côn trùng nào, theo chỉ số Đau Schmidt. Cơn đau được mô tả là mù, đau điện, có thể so sánh với việc bị bắn bằng súng.

Cập nhật: 25/09/2024 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video