Chuyến bay của Gagarin không an toàn theo tiêu chuẩn ngày nay

Hàng loạt vấn đề kỹ thuật xảy ra trong chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trụ và nếu áp dụng những tiêu chuẩn an toàn ngày nay, chắc chắn chuyến bay ấy sẽ không được tiến hành.

Hãng thông tấn Interfax cho biết, ông Boris Chertok, nhà khoa học 99 tuổi từng tham gia chương trình chế tạo tên lửa đẩy tàu vũ trụ thời Liên Xô cũ, đã nói chuyện với ban lãnh đạo của công ty sản xuất tàu vũ trụ Enegia của Nga nhân dịp thế giới kỷ niệm 50 năm ngày nhà du hành đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông từng làm việc cùng Sergei Korolev, người thiết kế tàu vũ trụ Phương Đông đưa Gagarin lên quỹ đạo trái đất vào ngày 12/4/1961.

Theo Chertok, trước và sau chuyến bay của Yuri Gagarin, các chuyên gia đã chỉ ra 11 vấn đề kỹ thuật. Chẳng hạn, trọng lượng cơ thể của Gagarin lớn hơn 14 kg so với tiêu chuẩn dành cho trang phục bảo hộ. Để giảm tải trọng của bộ trang phục bảo hộ, các chuyên gia quyết định cắt bớt một số dây cáp, nhưng lại vô tình cắt những dây dẫn tới các cảm biến nhiệt độ và áp suất


Bức ảnh chụp nhà du hành Yuri Gagarin trong một buổi tập luyện vào tháng 4/1961. Ảnh:
AP.

Tên lửa đẩy tàu Phương Đông lên quỹ đạo hoàn toàn khác với quỹ đạo dự kiến. Độ chênh lệch giữa khoảng cách cực đại và cực tiểu của quỹ đạo này so với trái đất chỉ là vài km.

Điều đó có nghĩa là, nếu các động cơ của khoang hạ cánh hỏng và Gagarin cần phải đáp xuống nhờ lực ma sát của không khí, ông sẽ lơ lửng trong không trung khoảng một tháng. Nhưng lượng thức ăn trên tàu chỉ đủ để Gagarin dùng trong 10 ngày, Chertok nói.

Chuyến bay vũ trụ có người lái đầu tiên cách đây 50 năm được thực hiện sau khi một số con vật chết trong tàu Phương Đông trong hai chuyến bay thử nghiệm lên quỹ đạo. Thất bại đó dẫn tới sự ra đời của phiên bản Phương Đông cải tiến vào tháng 3/1961.

Hội đồng chuyên gia thiết kế tàu vũ trụ và Ủy ban nhà nước quyết định Liên Xô có thể đưa người lên tàu vũ trụ để bay vào không gian sau hai chuyến bay không người lái thành công. Nếu ngày ấy chúng tôi tính toán mức độ đáng tin cậy của các phi thuyền theo những tiêu chuẩn an toàn ngày nay, chúng tôi đã không đưa người vào vũ trụ trong thời điểm đó”, ông kể.

Gagarin đáp xuống mặt đất ở một nơi cách 600 km so với vị trí dự kiến. Ngay trong lúc khoang hạ cánh tiến vào bầu khí quyển ông lại gặp sự cố. Khoang hạ cánh xoay tít và lớp vỏ ngoài cùng của nó bốc cháy khiến nhiệt độ bên trong tăng nhanh chóng và Gagarin suýt rơi vào trạng thái bất tỉnh. Sau đó nhà du hành gặp khó khăn khi mở van thông hơi trên mũ và chiếc dù dự phòng của ông bung ra dù ông không mở nó.

Chertok thừa nhận việc Gagarin đáp xuống đất bằng dù, chứ không phải bằng khoang hạ cánh, đã được giữ bí mật trong suốt nửa thế kỷ.

Đó là bí mật quốc gia bởi nhiều lý do. Chúa cấm tất cả mọi người nhắc đến bí mật ấy trong một cuộc họp báo”, ông bình luận.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video