Khám phá láng giềng gần của hệ mặt trời

Một nhà thiên văn Mỹ cho hay đã tìm thấy một cặp sao mới nằm sát hệ mặt trời, và cũng là sao láng giềng gần nhất từng được phát hiện kể từ năm 1917.

Nhà vật lý học thiên thể và thiên văn học, Giáo sư Kevin Luhman của Đại học bang Pennsylvania tại Mỹ cho hay đã tìm thấy những láng giềng gần nhất của mặt trời.


Những láng giềng gần nhất của mặt trời - (Ảnh: Penn State)

Cặp sao trên đã được phát hiện nhờ vào cuộc khảo sát thiên thể do vệ tinh WISE của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện, được xác nhận bởi các viễn vọng kính trên mặt đất, theo Space.com.

Theo đó, chúng thuộc dạng sao lùn nâu, chỉ các ngôi sao quá nhỏ về khối lượng để có thể đủ nóng cho quá trình đốt cháy hydrogen.

Những ngôi sao như vậy rất lạnh và mờ nhạt, giống như các hành tinh khổng lồ kiểu sao Mộc chứ không phải chói sáng như mặt trời.

“Khoảng cách đến sao lùn nâu này cỡ 6,5 năm ánh sáng, gần đến nỗi tín hiệu truyền dẫn TV phát ra từ Trái đất vào năm 2006 đã đến được nơi đó”, theo Giáo sư Luhman trình bày trong thông cáo báo chí của đại học trên.

Hệ thống sao mới, gọi là WISE 1049-5319, chỉ xa hơn một chút so với ngôi sao gần thứ hai là sao Barnard, cách mặt trời 6 năm ánh sáng, được phát hiện vào năm 1916.

Như vậy, hệ mặt trời gần nhất bao gồm Alpha Centauri, phát hiện vào năm 1839 cách mặt trời 4,4 năm ánh sáng, và Proxima Centauri vào năm 1917; cách 4,2 năm ánh sáng.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video