Chuyến bay dài nhất trong lịch sử

Chiếc GlobalFlyer trong một chuyến bay trước đây. Nó được thiết kế sao cho nhiên liệu được sử dụng tối ưu.(Ảnh: VNN)

Phi công Steve Fossett người Mỹ dự định thực hiện chuyến bay dài nhất trong lịch sử vào giữa tuần tới, bắt đầu từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA, Florida.

Từng giữa nhiều kỷ lục về hàng không, Steve Fossett hy vọng một mình lái chiếc Virgin GlobalFlyer vòng quanh thế giới, sau đó bay qua Đại Tây dương lần thứ hai. Hành trình sẽ kết thúc tại Kent, England, khoảng 80 giờ sau đó.

Vượt mọi kỷ lục

Tuy nhiên, để có thể cất cánh với một lượng lớn nhiên liệu, nhiệt độ không khí tại đường băng dài 5km của Trung tâm không được vượt quá 11 độ C. Ở nhiệt độ này, không khí mới đủ đặc để cung cấp sức nâng cần thiết.

Nếu thành công, chuyến bay này sẽ phá kỷ lục về khoảng cách trước đây đối với máy bay không phải tiếp nhiên liệu trong suốt chuyến đi. Kỷ lục 40.212km do Dick Rutan và Jeanna Yeager lập vào năm 1986 với chiếc máy bay Voyager. Cả Voyager và GlobalFlyer đều do anh trai của Dick Rutan thiết kế. Ngoài ra, Burt Rutan cũng thiết kế SpaceShipOne - phi thuyền đã giành Giải thưởng X-Prize.

Steve Fossett (Ảnh: VNN)

Chuyến bay dài nhất là 41.978km, do khinh khí cầu Breitling Orbiter lập vào năm 1999.

Tuy nhiên, khoảng cách bay dự kiến của GlobalFlyer là 46.000km, vượt mọi kỷ lục nêu trên. Hơn thế nữa, chuyến bay còn thể hiện những tiến bộ về công nghệ chế tạo máy bay trong hai thập kỷ qua. Được biết trong năm 2005, GlobalFlyer đã hoàn thành một chuyến bay vòng quanh thế giới, do Fossett cầm lái.

Hơn 80% trọng lượng là nhiên liệu

Theo Richard Branson, chủ tịch của hãng hàng không Virgin Atlantic, chuyến bay này cho thấy ứng dụng những công nghệ mới, chẳng hạn composite nhẹ và hệ thống tiết kiệm nhiên liệu, có thể làm thay đổi ngành hàng không trong tương lai.

Trọng lượng cất cánh của máy bay sẽ là 9.997kg và 83% trong số đó là trọng lượng của nhiên liệu. Trọng lượng chưa có nhiên liệu của GlobalFlyer chỉ là 1.500kg, không nặng hơn một chiếc xe hơi. Sải cánh của nó là 35m, gần bằng sải cánh của Boeing 737.

Việc sử dụng Trung tâm vũ trụ Kennedy làm căn cứ xuất phát cho thấy NASA bắt đầu cho phép một số khách hàng tư nhân sử dụng đường băng này.

Minh Sơn (Theo NewScientist)

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video