Chuyện chưa kể về các giải Nobel có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử

Giải thưởng cao quý ghi nhận những công lao to lớn của những cá nhân đã đóng góp cho nhân loại này đã có lịch sử hơn 100 năm.

Giải thưởng Nobel là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hàng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Vào năm 1968, theo di chúc của nhà phát minh người Thụy Điển Alfred Nobel năm 1895, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế.

1. Stefan Hell, giải Nobel Hóa học năm 2014

Vào năm 2014, Stefan Hell, nhà vật lý người Đức gốc Rumani là người đã đoạt giải Nobel hóa học vì đã có công phát minh ra "kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải". Nhưng Stefan cũng không ngờ rằng khám phá của ông khi đó đã làm đảo lộn một định luật cơ bản của vật lý và khiến cho các nhà khoa học cảm thấy bị điên đầu khi phải giải thích lại định luật này.

2. Serge Haroche, giải Nobel Vật lý 2012


Nhốt photon vào một chiếc hộp, công trình không tưởng này đã được nhận giải Nobel vật lý 2012. (Nguồn ảnh: nature video).

Vào năm 2012, nhà vật lý học người Pháp Serge Haroche đã được đồng trao giải Nobel Vật lý về "phương pháp thí nghiệm mang tính đột phá giúp đo lường hoạt động của hệ lượng tử cá nhân". Nói một cách khác, công trình của Haroche là nhằm để cố gắng "bẫy một hạt photon vào trong một chiếc hộp". Nghe có vẻ khá dễ dàng nhưng đó vẫn là một việc khó hơn cả đi đến mặt trăng vào thời điểm đó.

Công trình nghiên cứu của Haroche đã mở đầu cho sự nghiên cứu chuyên sâu quang phổ laser. Đây là một công cụ hiện đang được sử dụng chủ yếu để phân tách mọi cấu trúc hạt trong hệ lượng tử, giúp các nhà vật lý hiểu sâu hơn cách thức hoạt động của những hạt photon.

3. Saul Perlmutter, giải Nobel Vật lý năm 2011

Saul Perlmutter, một nhà thiên văn người Mỹ, đã giành giải thưởng Nobel vật lý năm 2011 vì đã khám phá ra tốc độ giãn nở của vũ trụ dựa trên vị trí của những siêu tân tinh. Như Perlmutter giải thích, công trình nghiên cứu của ông cung cấp bằng chứng cho thấy vũ trụ đang mở rộng ngày càng nhanh hơn nữa.

Điều kì diệu trong nghiên cứu này là Perlmutter đã rất may mắn khi dùng ống kính thiên văn bắt được một photon 10 tỷ năm tuổi đang đi rong ruổi trong vũ trụ và làm nên một công trình nghiên cứu độc đáo.

4. Elizabeth Blackburn, giải Nobel Sinh học và Y học, 2009


Elizabeth Blackburn.

Trở lại năm 2009, nhà khoa học có dòng máu lai Úc-Mỹ, Elizabeth Blackburn, đã đoạt được giải Nobel Sinh lý và Y khoa cho việc khám phá cách thức nhiễm sắc thể được bảo vệ bởi các enzyme telomere và telomerase.

Elizabeth đã phát hiện ra telomere khi bà đang tiến hành nghiên cứu loài Tetrahymena - một sinh vật đơn bào sống trong cặn bã bùn ao. Những sinh vật nhỏ bé này đã giúp nhà khoa học tìm ra cách thức các phân tử được gọi là telomere, tập trung trên đầu của nhiễm sắc thể, giúp cho chúng có khả năng phân chia mà không bị hư hỏng. Khi hiểu được quá trình bảo vệ của telomere thì đây sẽ là chìa khóa để làm chậm quá trình lão hóa tế bào.

5. Robert Woodrow Wilson, giải Nobel Vật lý năm 1978

Năm 1978, Wilson, một nhà thiên văn học Mỹ, đã đoạt được giải Nobel Vật lý với những khám phá trong lĩnh vực vật lý nhiệt độ thấp. Về cơ bản, nhóm của ông đã phát hiện ra sự tồn tại của bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Đây cũng chính là bằng chứng chứng minh rằng Big Bang chính là thời điểm bắt đầu của vũ trụ.

Cập nhật: 07/10/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video