Chuyên gia lý giải cơ chế sét đánh trúng máy bay

Máy bay nào cũng được trang bị hệ thống chống sét hiện đại nhưng trường hợp máy bay bị sét đánh vẫn cứ xảy ra.

Máy bay nào cũng có hệ thống chống sét

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, Hội Hàng không vũ trụ Việt Nam cho rằng, trên tất cả máy bay đều được trang bị hệ thống chống sét để bảo đảm an toàn bay trong các vùng có nhiễu động. Vỏ máy bay làm bằng kim loại có thể dẫn điện nên hệ thống chống sét này sẽ phải kết nối để khi có dòng điện như sét đánh tác động vào, dòng điện này sẽ dàn đều lên thân máy bay và dẫn về hệ thống chống sét.

Khi bay, máy bay tạo ra ma sát rất lớn nên luôn có thanh xả điện tích trong quá trình bay. Hệ thống chống sét của máy bay cũng hoạt động dựa trên nguyên lý này, bảo đảm trong quá trình bay, máy bay luôn tránh bị sét đánh.


Lỗ thủng trên máy bay do sét đánh trúng.

Khi máy bay đậu dưới mặt đất, hệ thống chống sét vẫn luôn hoạt động. Khi đó phải có dây tiếp đất để bảo đảm an toàn cho máy bay. Trường hợp xảy ra sét đánh, có thể do trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa vận hành máy bay có vấn đề, không lưu tâm đến yếu tố dây tiếp đất.

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương cho biết, vì tất cả các máy bay đã có hệ thống chống sét nên trong các quy định hiện hành, không có điều khoản nào buộc các sân bay cũng phải trang bị hệ thống chống sét.

Máy bay thường bị sét đánh như thế nào?

Năm 1963, tia sét đã gây ra một vụ tai nạn cho chiếc Boeing 707 của hãng Pan American ở Maryland (Mỹ). Vụ việc khiến 81 hành khách trên máy bay thiệt mạng. Thời điểm đó, phi hành đoàn mất quyền kiểm soát máy bay sau khi sét đánh.

Thông thường, máy bay bị sét đánh ở độ cao từ 5.000 đến 15.000 feet (1.524 đến 4.572 mét), thường là sau khi cất cánh hoặc hạ cánh. Sự hiện diện của mưa là một yếu tố làm tăng khả năng xảy ra sét.

Nếu sét đánh sau khi cất cánh, máy bay thường quay trở lại nơi đã khởi hành. Biện pháp này chủ yếu là để phòng ngừa, nhằm bảo đảm tất cả các hệ thống hoạt động tốt. Bởi, một số hệ thống không thể khởi động lại giữa chừng.

Hầu hết các sự cố sét đánh xảy ra vào mùa xuân và hè. Xác suất sét đánh thường giảm khi máy bay ở độ cao từ 20.000 feet (6.096 mét) trở lên.

Một vụ sét đánh có thể là trải nghiệm khá khó chịu đối với phi hành đoàn và hành khách trên máy bay. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, nó không gây ra nhiều thiệt hại vật chất cho máy bay và cũng không ảnh hưởng đến sự an toàn.

Thông thường, sét đánh vào các bộ phận nhất định của máy bay như đầu cánh hoặc mũi. Sau đó, điện tích truyền qua vỏ kim loại của máy bay trước khi đến một điểm khác như đuôi. Bản thân tiếng sét có thể gần như gây chói tai trong cabin. Tuy nhiên, phi hành đoàn cũng có thể không nghe thấy gì.

Loại và mức độ của thiệt hại mà sét đánh gây ra đối với máy bay phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mức độ phóng điện, vị trí và thời gian. Một tia sét duy nhất có thể chứa khoảng 1 triệu vôn hoặc 30.000 ampe.

Sét có thể gây ra những ảnh hưởng nhỏ đối với bầu khí quyển, la bàn, thiết bị điện tử hàng không và để lại những lỗ thủng nhỏ trên thân máy bay, cánh tản nhiệt và đuôi. Ngoài ra, tia sét, đặc biệt là vào ban đêm, có thể khiến tổ bay tạm thời không thể nhìn thấy gì.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, sự cố có thể dẫn đến việc tắt động cơ máy bay. Trong trường hợp hiếm sau khi bị sét đánh, một hoặc nhiều máy phát điện có thể tắt. Điều này sẽ làm tắt đèn cabin cho đến khi máy phát điện được bật lại một lần nữa.

Sét đánh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng hàng không và gây ra sự chậm trễ tốn kém và gián đoạn dịch vụ. Để tránh những sự cố như vậy, nhân viên bảo trì phải nắm rõ các biện pháp chống sét, kiểm tra và sửa chữa đúng quy trình.

Quy trình tiêu chuẩn của phi công là cách xa bất kỳ đám mây Cumulonimbus (Cb) nào ít nhất 20 hải lý. Ngoài ra, máy bay hiện đại được thiết kế để cho phép tia sét di chuyển dọc theo vỏ máy bay mà không gây sát thương.

Cập nhật: 17/10/2022 GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video