Chuyên gia từ NASA cảnh báo vệ tinh Starlink "bào mòn" từ trường Trái đất

Thông tin gây sốc đến từ một nghiên cứu cho rằng hoạt động dày đặc của vệ tinh có thể "phá vỡ từ quyển Trái đất, khiến mọi sự sống phải hứng chịu những tia vũ trụ chết người.

Mạng lưới vệ tinh Starlink của SpaceX mang đến vai trò thiết thực, là cung cấp truy cập Internet vệ tinh, chủ yếu hướng đến những khu vực gặp khó khăn khi chưa có hạ tầng Internet đầy đủ. Tuy nhiên, mặt trái của những vệ tinh này thì lại ít được nhắc tới.


Mạng lưới vệ tinh Starlink của SpaceX sẽ còn dày đặc hơn trong tương lai. (Ảnh: Getty).

Trong một nghiên cứu gần đây, TS. Sierra Solter-Hunt, nhà cựu vật lý học của NASA, cảnh báo cụm vệ tinh lên tới số lượng hàng ngàn của SpaceX có thể "phá vỡ từ quyển Trái đất, khiến mọi sự sống phải hứng chịu những tia vũ trụ chết người".

Nghiên cứu dựa trên những ước tính mới rằng SpaceX đang đốt cháy hơn 1,3 tấn mảnh vụn vệ tinh Internet trong quá trình những vật thể này tiến vào bầu khí quyển Trái đất mỗi giờ.

Thông thường, đây là quá trình cơ bản để tên lửa đạt được độ cao cần thiết, trước khi đi vào quỹ đạo hoạt động. Đó cũng là quá trình kết thúc vòng đời của một tên lửa, hay mảnh vệ tinh, khi chúng hoàn tất sứ mệnh.

Tuy nhiên do số lượng vệ tinh cực kỳ dày đặc, hoạt động này tạo ra một lớp "hạt dẫn điện" kim loại trên tầng quỹ đạo, hay còn gọi là quá trình tích tụ bụi kim loại.

Những bụi kim loại này đa phần nặng hơn rất nhiều so với khối lượng của các hạt tích điện bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ vũ trụ. Điều này khiến chúng bị mắc kẹt trong Vành đai bức xạ Van Allen (Van Allen Radiation Belt) ở độ cao 12.000-60.000 km, bao quanh bề mặt toàn bộ Trái đất.

TS. Sierra Solter-Hunt nhấn mạnh: "Tôi rất ngạc nhiên vì có rất ít nghiên cứu khoa học về sự tích tụ bụi kim loại từ ngành công nghiệp vũ trụ. Đó có thể là một vấn nạn toàn cầu".


Nghiên cứu mới ước tính rằng SpaceX hiện đang đốt cháy hơn 1,3 tấn mảnh vụn vệ tinh Internet trong bầu khí quyển Trái đất mỗi giờ, tạo ra một lớp "hạt dẫn điện" kim loại trên quỹ đạo (Ảnh: Twitter).

Theo ước tính của các nhà thiên văn học, vào cuối tháng 3, có khoảng 5.504 vệ tinh Starlink đang hoạt động trên quỹ đạo Trái đất, trong số 5.442 vệ tinh đang hoạt động.

Không dừng lại ở đó, trong thời gian tới, hàng chục ngàn vệ tinh khác cũng được lên kế hoạch để phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động.

TS. Sierra Solter-Hunt cho biết, chỉ tính riêng các hạt sinh từ những vệ tinh Starlink trong giai đoạn cuối vòng đời của chúng đã đủ làm biến dạng từ quyển, sinh ra hiện tượng "bẫy từ", khiến bầu khí quyển của Trái đất không thể thoát ra ngoài.

Điều nghiêm trọng là một lớp bụi kim loại tích điện như vậy có thể dẫn đến sự mất đi của bầu khí quyển - tương tự điều từng xảy ra với sao Hỏa hay sao Thủy.

"Hiện tại chúng ta có khoảng 10.000 vệ tinh trên quỹ đạo. Nhưng trong 10-15 năm tới, con số này sẽ lên tới 100.000", TS. Solter-Hunt cảnh báo. "Vào thời điểm ấy, tôi nghĩ rằng mọi thứ có thể đã quá muộn".

TS. Lawler, nhà thiên văn học tại Đại học Regina, Canada, cho rằng, nghiên cứu mới này là bậc thang đầu tiên, đóng vai trò thu hút sự chú ý cần thiết của dư luận đến lượng bụi vũ trụ khổng lồ tích tụ trong bầu khí quyển Trái đất.

Theo TS. Lawler, hậu quả của tình trạng ô nhiễm vệ tinh này có thể ở một quy mô hoàn toàn khác so với những gì chúng ta thường nghĩ.

Các chuyên gia, nhà thiên văn học, cũng đặc biệt lo ngại rác vũ trụ đến từ hoạt động của các vệ tinh có thể gây trở ngại vĩnh viễn cho các đài quan sát trên mặt đất, khiến việc nghiên cứu về không gian bị đình trệ.

Cập nhật: 22/04/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video