Chuyện ít biết về đất nước đăng cai APEC lần thứ 26

Những ngày qua, cái tên Papua New Guinea chưa bao giờ được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông toàn cầu đến thế khi nền kinh tế này là chủ nhà của Tuần lễ cấp cao APEC 2018 lần thứ 26 (diễn ra từ ngày 12 -18/11/2018). Trước đó, Papua New Guinea là cái tên không mấy quen thuộc với nhiều người, thậm chí có người còn bật lên câu hỏi: Papua New Guinea ở đâu?

Đảo quốc với hơn 600 đảo lớn nhỏ

Papua New Guinea (viết tắt là PNG) có diện tích khoảng hơn 400 nghìn km2 nằm ở Thái Bình Dương, gồm hai quần đảo chính trước đây được gọi riêng rẽ là Papua và New Guinea với tổng cộng trên 600 đảo lớn nhỏ, phần đất liền có biên giới chung trên đất liền duy nhất với tỉnh West Papua của Indonesia dài 820km.

Chuyện kể rằng một nhà thám hiểm đã tình cờ phát hiện ra thổ dân trên hòn đảo này, nhưng ông lại ngạc nhiên vì ngờ ngợ đây là thổ dân da đen ở Guinea với mái tóc xoăn tít (người Guinea không có tóc xoăn như thế) và lại ở rất xa Guinea, nên ông đặt tên cho thổ dân mới phát hiện là Papua New Guinea (người Guinea tóc xoăn tít). Và cái tên đó trở thành tên quốc gia.


Papua New Guinea- Đất nước của núi non trùng điệp. (Ảnh: Chris Korbulic).

PNG không thuộc Đông Nam Á mà thuộc châu Đại Dương. Địa hình chủ yếu là núi non với điểm cao nhất là núi Wihelm ở độ cao 4.509m. Đất nước này được bao phủ bởi những khu rừng mưa nhiệt đới và những khu đầm lầy rộng quanh các con sông chính như Sepik và Fly.

Đặc biệt nơi đây còn có hệ sinh thái được cho là phong phú nhất thế giới. Trong số 820 loài bướm đã được nhận dạng thì tới 55% được xác định chỉ có ở PNG, trong đó bao gồm cả loài bướm lớn nhất thế giới Ornithoptera alexandrae.


Papua New Guinea hàng năm thu lợi nhuận đáng kể từ việc xuất khẩu mẫu vật bướm. (Ảnh: T.L).

Nhiều mẫu vật bướm được bán ra quốc tế với giá rất cao thế nên mới có chuyện PNG thu lợi nhận hàng năm rất tốt từ việc khai thác, xuất khẩu mẫu vật bướm cùng nhiều loại côn trùng khác ra thế giới.

Nằm gần xích đạo phía nam bán cầu, quốc gia này sở hữu khí hậu vùng nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ luôn từ 25oC đến 30oC vùng bờ biển, có thể đón du lịch quanh năm. Dân số PNG tới nay có khoảng 8,5 triệu người. Port Moresby là thủ đô đồng thời cũng là thành phố lớn nhất quốc gia.

Một trong những nước có nền văn hóa đa dạng nhất thế giới với hơn 800 ngôn ngữ

PNG là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng nhất thế giới với 848 ngôn ngữ được các cư dân bản địa sử dụng. (Một số tài liệu ghi hơn 850 ngôn ngữ). Mỗi ngôn ngữ trong số hơn 800 ngôn ngữ của quốc gia này có khoảng từ vài chục đến hơn 600.000 người sử dụng.

Sau khi độc lập (PNG giành độc lập vào ngày 16/9/1975 từ Australia, hiện thuộc khối Hoàng gia Anh) PNG lựa chọn ba ngôn ngữ chính thức. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Tok Pisin, một ngôn ngữ pha trộn (creole) là ngôn ngữ thứ hai và Hiri Motu, một dạng giản thể của Motu, một thứ tiếng Austronesia, là ngôn ngữ thứ ba. Tiếng Anh được dùng chính thức trong giáo dục, cơ quan chính phủ và giao dịch thương mại.


Đất nước có nền văn hóa đa dạng. (Ảnh: indopacificimages.com).

Từ cách đây hơn 60.000 năm, những cư dân đầu tiên đến sinh sống tại vùng đất được gọi là New Guinea ngày nay, chủ yếu đến từ Đông Nam Á. Vào đầu thế kỷ 16, những người châu Âu đầu tiên đến PNG là người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sau đó là người Anh.

Từ cuối thế kỷ 19 đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai, PNG lần lượt chịu sự cai quản của Đức, Anh, Australia và Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đạo luật Hành chính Tạm thời được thông qua năm 1945-1946 đã chính thức sáp nhập Papua với New Guinea thành một vùng lãnh thổ thống nhất dưới tên gọi PNG và đặt dưới sự ủy trị quốc tế. Tháng 9/1975, PNG được trao trả độc lập hoàn toàn.

Tuy là vùng đất đa văn hóa với thiên nhiên khá kỳ thú nhưng bấy lâu quốc gia nhỏ bé này thuộc danh sách những đất nước ít được thám hiểm nhất hành tinh.

Đất nước nông thôn nhất


Một người dân trong trang phục và vẽ mặt theo truyền thống của thổ dân Papua New Guinea. (Ảnh: AP).

PNG được xem là một trong những nước nông thôn nhất khi chỉ có vỏn vẹn chỉ 18% dân số sống ở thành thị.

Các bộ tộc thổ dân PNG thường có trang phục vô cùng rực rỡ. Họ sử dụng lông chim thiên đường – biểu tượng của sự quyến rũ và vẻ đẹp để tô điểm cho trang phục truyền thống, áo lễ, mũ đội đầu. Ngoài ra, thổ dân PNG còn vẽ mặt và đeo tóc giả.

Ở nhiều nơi trên đất nước đặc biệt này còn không dùng tiền tệ để trao đổi mà dùng hiện vật.

Cập nhật: 19/11/2018 Theo congluan
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video