Nếu các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh, liệu họ có nhận ra nó không? Sự sống trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có thể rất khác so với những gì loài người đã từng biết đến, thậm chí chúng ta có thể không nhận ra bất kỳ dấu hiệu sinh học nào mà nó tạo ra.
Những năm gần đây nhân loại đã thay đổi nhiều lý thuyết về sinh học và điều kiện tồn tại sự sống ở những hành tinh khác. Đó cũng là tiền đề cho những phát kiến tiếp theo, để giúp các nhà khoa học tìm kiếm một cách chính xác hơn. Nhưng chúng ta vẫn chỉ dựa trên hiểu biết hiện tại của mình về sự sống, và điều đó chưa chắc sẽ còn đúng đắn trong tương lai.
Sự sống trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời so với chúng ta tưởng tượng.
Đây là một vấn đề lớn đối với những người tham gia tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Như Scott Gaudi của Hội đồng tư vấn Nasa đã nói: "Hiện tại Tôi đã dành hơn 20 năm trong lĩnh vực này, và một điều khá chắc chắn là Tôi vô cùng mong đợi điều bất ngờ sẽ xảy ra".
Nhưng chúng ta có nên trông chờ vào những điều không ai ngờ tới? Trong quá khứ, đã có rất nhiều đột phá xảy ra mà ta không thể lường trước được, như việc phát hiện ra penicillin hay tình cờ tìm ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ còn sót lại từ Vụ Nổ Lớn.
Và khi nói đến sự sống ngoài hành tinh, liệu các nhà khoa học có đủ tự tin để cho rằng "chỉ cần phân tích một cách kỹ càng là chúng ta có thể phát hiện ra sự sống ở đó?" .Trong công cuộc tìm kiếm này, có lẽ sự may mắn sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn, vì ngay cả khi ở đó có sự sống, chúng ta cũng có thể sẽ bỏ qua ngay lập tức.
"Chúng ta thường bỏ lỡ những thứ mà chúng ta nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ thấy", theo nhà tâm lý học nhận thức Daniel Simons, người nổi tiếng với công trình nghiên cứu về bệnh mù không chủ ý.
Các thí nghiệm của ông đã chỉ ra làm thế nào, mọi người có thể bỏ lỡ khung cảnh một con khỉ đột đang đập tay vào ngực, ngay trước mắt họ.
Các thí nghiệm tương tự cũng cho thấy chúng ta mù quáng như thế nào, đối với các lá bài tây đã được đánh tráo, ví dụ như lá bài 4 cơ với bốn trái tim màu đen (trong khi quân cơ có trái tim màu đỏ). Trong ví dụ về con khỉ đột, chúng ta sẽ không bỏ lỡ nó, nếu thực sự tập trung và quan sát kĩ .Với các nhà khoa học cũng vậy, họ có thể bỏ lỡ sự bất thường ở một ngoại hành tinh bởi vì trong đầu họ chỉ kỳ vọng tìm kiếm những sự sống theo lý thuyết, mà họ tin là chính xác.
Nếu quân 4 cơ có trái tim màu đen, bạn sẽ nghĩ ngay nó là lá 4 bích mà không nghi ngờ gì.
Nếu quân 4 cơ có trái tim màu đen, bạn sẽ nghĩ ngay nó là lá 4 bích mà không nghi ngờ gì.
Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ liên quan trong suốt chiều dài lịch sử của ngành khoa học. Các triết gia mô tả hiện tượng này là "quan sát bằng mắt nhưng vẫn đặt nặng tính giả thuyết".
"Những gì chúng tôi tiếp nhận, đôi khi phụ thuộc khá nặng nề vào lý thuyết, khái niệm, niềm tin nền tảng và kỳ vọng trước đó. Thậm chí chúng tôi có thể thiên vị những nghiên cứu được coi là quan trọng hơn, theo nhận thức này".
Ví dụ, khi lần đầu tiên chúng ta tìm thấy bằng chứng về lượng ozone thấp trong bầu khí quyển ở Nam Cực, mọi người đã coi đó là một sai số trong quá trình nghiên cứu. Ngay trước khi định loại trừ kết quả, các nhà khoa học đã kiểm tra lại lần cuối, và rất may loài người đã phát hiện ra thực sự có một lỗ hổng tầng ozone rất lớn ở Nam Cực.
Tại sao chúng ta định bỏ qua một lỗ thủng lớn đến vậy?
Điều tương tự cũng có thể xảy ra trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Các nhà khoa học nghiên cứu các hành tinh trong các hệ mặt trời khác (ngoại hành tinh) bị choáng ngợp bởi số lượng mục tiêu quan sát quá lớn. Trong 10 năm qua, họ đã xác định được hơn 3.650 hành tinh - con số này vẫn tăng dần theo ngày. Và với nhiệm vụ đặc biệt như dự án "thợ săn ngoại hành tinh" TESS của NASA, xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai.
Với mỗi ngoại hành tinh mới được phát hiện, đều tồn tại rất nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra về tính chất vật lý và hóa học. Biết đâu một mục tiêu sẽ được gắn mác "không phù hợp" chỉ vì nó chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng? Điều này thật quá dễ dàng để tưởng tượng, nhưng suy ngẫm đó sẽ giúp các nhà khoa học phải cẩn thận hơn hoặc tiếp cận với những lý thuyết mới về điều kiện có thể tồn tại sự sống.
Tuy nhiên, chúng ta không nên phóng đại hành vi quan sát bằng mắt nhưng vẫn đặt nặng tính giả thuyết. Trong ảo ảnh Müller-Lyer, đường kẻ bên trên với chóp nón 2 đầu hướng ra ngoài, rõ ràng ngắn hơn đường kẻ có chóp nón hướng vào trong, nhưng thực chất chúng lại bằng nhau.
Ảo ảnh Müller-Lyer.
Và bây giờ mới là điều bí ẩn của thí nghiệm, mặc dù đã biết hai đường thằng này có độ dài bằng nhau, nhưng hãy thử chớp mắt trong giây lát rồi nhìn lại, ảo ảnh vẫn tồn tại ngay trước mắt chúng ta.
Tương tự, một nhà khoa học có đôi mắt tinh tường có thể nhận thấy điều bất thường trong dữ liệu của mình, kể cả niềm tin của anh ta, vào sự chính xác của dữ liệu đó không thay đổi. Khi một nhà khoa học nhận ra điều này, chẳng mấy chốc sự nhận thức đúng đắn này sẽ lan rộng ra cả cộng đồng.
Lịch sử cũng cho thấy các nhà khoa học có thể phát hiện các hiện tượng đáng ngạc nhiên, ngay cả khi họ rất bảo thủ.
Nhà vật lý thế kỷ 19 David Brewster tin rằng ánh sáng được tạo thành từ các hạt đi theo đường thẳng. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến những quan sát của ông về nhiều hiện tượng liên quan đến ánh sáng, chẳng hạn như nghiên cứu về lưỡng chiết (hiện tượng xảy ra khi tia sáng đi qua một số loại tinh thể sẽ bị tách ra thành hai tia sáng: tia thường và tia khác thường, tùy thuộc vào trạng thái phân cực của tia sáng).
Chúng ta cần phải cởi mở hơn
Chắc chắn các nhà khoa học không thể hoàn thành những nghiên cứu chỉ bằng cách quan sát. Quan sát khoa học cần phải tuân theo một khuôn khổ nhất định. Nếu chúng ta đang "mong đợi điều bất ngờ xảy ra" thì không nên để lý thuyết ảnh hưởng nặng nề đến những gì chúng ta quan sát.
Chúng ta cần phải giữ quan điểm cởi mở, khuyến khích khám phá các hiện tượng theo phong cách của Brewster và các học giả tương tự trong quá khứ. Điều đó sẽ là một sự khích lệ cho những ý tưởng đột phá hoàn toàn mới.
Trước nay giới khoa học vẫn có định kiến về các công trình khám phá sự sống ngoài hành tinh, họ gọi nó là "fishing expeditions", có khả năng kìm hãm tốc độ phát triển của khoa học. Khi đi sâu vào tìm hiểu những lĩnh vực cần khám phá, ta phải biết rằng chúng ta không rõ mình có thể sẽ tìm ra được điều gì.
Chúng ta cần cởi mở hơn, điều đó sẽ là một sự khích lệ cho những ý tưởng đột phá hoàn toàn mới.
Nhiều ví dụ trong quá khứ cho thấy rằng, những ý tưởng không chính thống đôi khi có thể bị kìm hãm một cách không thương tiếc. Các cơ quan như NASA cần phải học hỏi từ những trường hợp như vậy, nếu họ thực sự tin rằng, trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh chúng ta có thể "trông chờ vào những điều bất ngờ".
Dựa theo bài viết của Peter Vickers , Phó Giáo sư Triết học Khoa học, Đại học Durham.