"Cỗ máy giết người" giúp rái cá làm thịt cá mù làn quý hiếm

Con rái cá dùng chân nhét con cá mù làn vào miệng và khống chế khiến con mồi không còn khả năng chạy thoát.

Bác sỹ thú y Anita Crook ghi lại hình ảnh này khi đi bộ dọc theo bờ sông Tweed, Anh hôm 15/6.

"Tôi luôn muốn tìm kiếm rái cá và nghĩ rằng sẽ thử chụp một vài bức ảnh chúng bắt cá ở cửa sông. Tôi nghĩ hình ảnh đẹp nhất sẽ là con rái cá với cái miệng rộng của nó nuốt trọn một con cá. Bạn chỉ có thể nhìn thấy đuôi con cá ló ra. Tôi tin con rái cá này đã làm như vậy với con cá mù làn", Crook chia sẻ.


Con rái cá dùng chân nhét con mồi vào mồm. (Ảnh: SWNS)

Theo Oceana.org, cá mù làn phần lớn được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương cũng như vùng nước ôn đới.

Crook không chắc về chủng loại của con rái cá trong ảnh nhưng cô tin đó có thể là một con rái cá chó.

Theo Crook, con rái cá này bắt cá trong khoảng 50 phút và không lôi chúng ra xa bờ sông như các loài rái cá truyền thống khác.

"Răng của nó rất khỏe và trắng. Nó dùng bàn chân như ngón tay để đút con cá vào mồm. Con cá sẽ không thể chạy trốn. Đó là cỗ máy giết người. Tôi đã rất may mắn khi đứng ở đúng địa điểm để chụp bức ảnh này", nữ bác sỹ người Anh cho hay.


Con rái cá bơi đi sau khi tóm được con mồi. (Ảnh: SWNS).

Rái cá biến mất ở Anh giữa những năm 1950 và 1970 do nạn săn bắn và tác hại của thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên tới năm 1978, lệnh cấm săn bắn động vật có vú trên biển ở Anh giúp số lượng của loài này bắt đầu tăng trở lên. Vào khoảng 2011, rái cá bắt đầu trở lại các dòng sông ở đảo quốc sương mù.

Cập nhật: 03/07/2020 Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video