Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết

Rồng là tên gọi của một số loài vật có thật. Tiếc là, nhiều loài không tồn tại được quá lâu.

Ai cũng nghĩ rồng là những sinh vật đầy hư cấu, chỉ tồn tại trong tiểu thuyết, truyện tranh và phim ảnh. Nhưng nếu coi rồng là một tên gọi, thì hóa ra trên Trái đất này cũng có một số loài vật được xem là rồng.


Đây là rồng trong phim.

Dĩ nhiên, đó không phải là những con rồng oai vệ khạc ra lửa như Drogon trong Games of Thrones. Thứ rồng ấy không tồn tại. Đổi lại, các loài rồng của đời thực cũng rất thú vị. Nổi tiếng nhất là rồng Komodo - linh vật đáng sợ của Indonesia với khả năng săn mồi thượng thừa cùng độc tố cực mạnh trong nước bọt.


Đây là con rồng to nhất ngoài đời thực.

Và ngoài ra, chúng ta có những con rồng nhỏ hơn, chẳng hạn như con thằn lằn trong ảnh dưới cũng được gọi là rồng. Tên của nó là rồng không tai trên đồng cỏ (grassland earless dragon), và tiếc là môi trường sống của chúng đã bị phá hủy trầm trọng đến mức lần cuối cùng người ta nhìn thấy nó là từ 50 năm trước.

Danh pháp khoa học của sinh vật này là Tympanocryptis, và chúng là những sinh vật hiếm hoi được gọi là rồng. Cái tên này càng được ưa chuộng hơn kể từ khi chúng được liệt vào danh sách nguy cấp, nhằm tăng sự chú ý của công chúng đối với một loài đang trên đà tuyệt chủng.


Đây cũng là một con rồng.

Những con rồng không tai có dạng như thằn lằn, không có cánh, dài khoảng 15cm và sinh sống trên các bãi cỏ thấp. Chúng không có lỗ tai bên ngoài, nên mới được gọi là "rồng không tai".

Có 4 loài T. lineata, T. pinguicolla, T. osbornei, và T. mccartneyi - nằm cách nhau cả trăm cây số. Con rồng không tai trong hình thuộc phân loài T. pinguicolla, từng là loài bản địa tại Melbourne.

Trước đó, cả 4 loài được gộp chung vào một vì rất khó phân biệt. Chỉ đến khi các chuyên gia từ bảo tàng Victoria sử dụng bằng chứng từ ADN và tia X, chúng ta mới xác định được chúng là những phân loài khác nhau. Và cũng bởi chúng quá giống nhau, mà phải mãi con người mới nhận ra rằng một nhanh của loài rồng này đã biến mất.

Vài thập kỷ gần đây, châu Úc ghi nhận sự tuyệt chủng của rất nhiều loài động vật, với tỉ lệ cao hơn nhiều so với các châu lục khác. Ít nhất có 29 loài thú đã biến mất do môi trường sống bị phá hủy, động vật ngoại lai, và biến đổi khí hậu.

Trong đó, các loài bò sát còn gánh chịu bi kịch lớn hơn. Không rõ vì chúng khó phát hiện hay chưa được nghiên cứu kỹ càng, nhưng có rất nhiều loài bò sát đã mất tích mà không ai nhận ra. Ít nhất 31 loài được liệt vào danh sách tuyệt chủng, hoặc tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Thời gian gần đây, dư luận Úc đang tập trung vào một loài bò sát khác là rùa sông Bellinger - loài vật đã mất 90% số lượng do bị virus tấn công. Họ đã tìm ra 10 con rùa không có virus, và đang lên kế hoạch nhân giống chúng trong môi trường nuôi nhốt.

Hy vọng rằng, tương lai của chúng không rơi vào cảnh thê thảm như lũ rồng tí hon kia từng gánh chịu.

Cập nhật: 21/12/2024 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video