Cóc Kihansi được thả về tự nhiên

(khoahoc.tv) - Khoảng 2000 con cóc thác Kihansi đã được đưa lại khu vực thác Kihansi Gorge tại Tanzania sau khi loài động vật này bị tuyên bố tuyệt chủng trong hoang dã. Đây là ví dụ đầu tiên về một loài lưỡng cư đã được tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên được trở về môi trường sống tự nhiên của nó, theo một thông cáo từ Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), một tổ chức môi trường đứng đầu về các nỗ lực đưa những con cóc về “nhà” của chúng.

Loài cóc bụi nước tí hon Kihansi có màu vàng với làn da trắng nhợt nhạt gần như trong mờ ở phần bụng làm gần như người ta có thể nhìn thấy ruột của nó. Loài cóc này thuộc nhóm động vật lưỡng cư độc đáo đẻ con thay vì đẻ trứng, sau khi sinh con chúng sẽ mang con của chúng trên lưng.

Năm 1996, người ta lần đầu phát hiện thấy những con cóc tí xíu này sống ở gần cuối của thác nước Kihansi Gorge.

Loài cóc này được phát hiện khi con người khởi công xây dựng một con đập thủy điện trên sông mà hiện nay cấp nước cho Tanzania. Nhưng đập nước này đã làm suy giảm số lượng của loài cóc trên một cách nhanh chóng. Trong một nỗ lực để bảo tồn chúng, 500 con cóc đã được chuyển đến New York Bronx Zoo. Tuy nhiên, số lượng chúng tiếp tục giảm đi ở Tanzania cho đến khi bị tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 2009.

Sau đó cùng với nỗ lực của các nhà bảo tồn động vật, số lượng loài cóc này dần tăng lên trong phòng thí nghiệm.

Trong năm 2010, khoảng 100 con cóc đã được chuyển đến một trung tâm tuyên truyền ở Dar es Salaam, thủ đô thương mại của Tanzania. Các nhà khoa học đã lai tạo và nhân số lượng để đảm bảo số lượng đáp ứng thả loài cóc này lại môi trường tự nhiên.

Các nhà khoa học cho biết một hệ thống các vòi phun nhân tạo đã được chính phủ Tanzania và Ngân hàng thế giới phối hợp đầu tư để tạo ra môi trường phù hợp cho loài cóc này hồi sinh. Những con cóc được thả lại môi trường tự nhiên sẽ được giám sát chặt chẽ, các nhà khoa học sẽ giám sát nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của chúng.

Nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài cóc này trong tự nhiên vẫn đang tiếp tục được tranh luận. Tuy nhiên, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng sự kết hợp của sự thay đổi môi trường sống, tiếp xúc với thuốc trừ sâu và sự xuất hiện của nấm chytrid lây nhiễm dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng. Nấm chytrid là nguyên nhân gây suy giảm đáng báo động và gây tuyệt chủng các loài động vật lưỡng cư trên khắp hành tinh.

Phạm Thị Bích Thu (Livescience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video