Con người bắt đầu đi thẳng sớm hơn chúng ta nghĩ

Các nhà khoa học vừa phát hiện bộ xương hóa thạch của loài A.Afarensis thuộc chi Vượn người phương nam có niên đại cách ngày nay 3,6 triệu năm. Kết quả nghiên cứu về bộ xương này cho thấy, tổ tiên con người đã bắt đầu đi thẳng sớm hơn rất nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ. 

Mảnh xương đầu tiên của Kadanuumuu được phát hiện vào năm 2005 tại Afar, Ethiopia. Ảnh: scientificblogging.com


Các nhà khoa học đã đặt tên cho bộ xương hóa thạch còn lưu giữ được khoảng 40% vừa khai quật hoàn tất ở Afar thuộc Ethiopia là Kadanuumuu (Trong ngôn ngữ Afar, Kadanuumuu có nghĩa là "Nhân vật lớn"). Các nhà khoa học cho rằng, có thể lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ phải viết lại bởi sự xuất hiện"nhân vật lớn" này.

Kadanuumuu không phải là bộ xương hóa thạch của loài A.Afarensis duy nhất được tìm thấy. Cũng tại Ethiopia, vào năm 1974, người ta từng tìm thấy một bộ xương hóa thạch của loài này triệu năm với niên đại 3,2 triệu năm. Đó chính là bộ xương hóa thạch có tên là “Lucy" nổi tiếng. Tuy nhiên, theo xác định của các nhà khoa học thì niên đại của Kadanuumuu sớm hơn "Lucy” đến cả 400 ngàn năm. 
 

"Nhân vật lớn" Kadanuumuu đã bắt đầu đi thẳng cách đây 3,6 triệu năm. Ảnh: Nature.com.

Yohannes Haile-Selassie, chuyên gia cổ nhân loại học thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Cleveland, người đứng đầu chương trình nghiên cứu này cho biết, bộ xương của Kadanuumuu vẫn còn lưu giữ được xương chân, xương sườn và xương chậu. So với các loài vượn cổ châu Phi, Kadanuumuu giống người hiện đại hơn. Điều này cho thấy, khi đó, tổ tiên của con người đã bắt đầu đi thẳng. Mặc dù vẫn chưa phát hiện được xương sọ nhưng bộ xương này lại lưu giữ được những bộ phận mà trong lần khai quật bộ xương “Lucy” trước đó người ta không tìm được. Carol Ward, thuộc đại học Missouri, bang Columbia nói: “Điều quan trọng là bộ xương này còn nguyên vẹn xương sườn và xương bả vai”.

Vào năm 2005, Alemayehu Asfaw, một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu của Haile-Selassie đã phát hiện một mảnh xương cánh tay của Kadanuumuu. Trong 4 năm sau đó, các nhà khoa học đã khai quật được phần xương bả vai, xương sườn, xương quai xanh và xương cổ của Kadanuumuu.

Đây là lần đầu tiên người ta phát hiện được những bộ phận xương này trên cùng một cá thể hóa thạch loài vượn người phương nam. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện xương chậu, xương cánh tay và xương đùi.

Haile-Selassie cho biết, chiều cao của Kadanuumuu vào khoảng 1,5-1,7m, cao hơn so với “Lucy” khoảng 30%. Xương bả vai của Kadanuumuu rất giống với xương bả vai của loài tinh tinh hoặc con người nhưng không giống với xương bả vai của loài hắc tinh tinh. Ngoài ra, độ cong xương sườn thứ 2 của Kadanuumuu tương đối giống với người hiện đại nhưng cũng lại khác xa với loài hắc tinh tinh.

Haile-Selassie cho rằng, nghiên cứu này cho thấy, “Lucy” và có thể tổ tiên của "cô" nữa, "cụ" Kadanuumuu gần như đã đi thẳng như người hiện đại. Vì vậy trong quá trình tiến hóa của nhân loại, thời điểm con người bắt đầu đi thẳng có thể sớm hơn rất nhiều so với những kết luận trước đây.

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video