Con ngươi khổng lồ trong vũ trụ

Cảnh tượng một ngôi sao phun bụi và khí trong quá trình hấp hối khiến người xem liên tưởng tới giác mạc vĩ đại.


Vành đai vật chất hình cầu và ngôi sao tạo thành một thứ giống như giác mạc.

Ngôi sao, được gọi là U Camelopardis và thuộc chòm sao Camelopardalis (Hươu cao cổ), đang ở trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết. Khí heli trong lõi của nó sắp hết và nó trở thành một thiên thể không ổn định. Cứ sau khoảng vài nghìn năm, U Camelopardis lại "phun" bụi và khí một lần. Bụi và khí từ ngôi sao tạo thành một vành đai xung quanh lõi sao. Kính thiên văn không gian Hubble đã chụp được lần phun vật chất mới nhất của nó.

U Camelopardis là một đại diện tiêu biểu của của sao carbon, một loại sao rất hiếm trong vũ trụ, National Geographic cho hay. Bầu khí quyển của sao carbon chứa nhiều carbon hơn oxy. Lực hút của sao carbon tương đối yếu nên những cơn gió mạnh trên bề mặt của chúng có thể thổi vật chất vào vũ trụ. Nhiều ngôi sao carbon mất tới 50% khối lượng do tác động của những cơn gió mạnh.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video