Côn trùng thụ phấn có giá trị kinh tế 217 tỷ đôla Mỹ

Các nhà khoa học người Pháp thuộc INRA và CNRS cùng nhà khoa học người Đức thuộc UFC phát hiện rằng giá trị kinh tế toàn cầu của việc thụ phấn của côn trùng thụ phấn, hầu hết là ong, lến đến 153 tỷ bảng năm 2005 đối với những loại cây trồng chính của thế giới.

Con số này chiếm đến 9,5% tổng giá trị sản lượng lương thực nông nghiệp trên toàn cầu. Nghiên cứu cũng xác định rằng sự mất dần côn trùng thụ phấn có thể gây ra tổn thật thặng dư cho người tiêu dụng ước tính từ 190 đến 310 tỷ bảng. Kết quả của nghiên cứu về giá trị kinh tế tổn thất của nền nông nghiệp thế giới trước nguy cơ suy giảm côn trùng thụ phấn được công bố trên tạp chí Ecological Economics.

Theo nghiên cứu, sự suy giảm côn trùng thụ phấn có thể ảnh hưởng đến 3 loại cây trồng chính (theo thuật ngữ của tổ chức lương thực thế giới FAO), hoa quả và rau bị ảnh hưởng nhiều nhất, lên đến 50 tỷ bảng, theo sau là cây hạt dầu ăn được với 39 tỷ bảng.

Trong các mối lo ngại về đa dạng hóa sinh học, sự suy giảm các côn trùng thụ phấn là một vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên tác động của nó vẫn là một câu hỏi để ngỏ. Cụ thể, giá trị kinh tế của việc thụ phấn chua hề được đánh giá trên cơ sở đáng tin cậy. Dựa trên số liệu một bài phê bình được công bố năm 2007 về sự phục thuộc vào động vật thụ phận của các loài cây trồng chính, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của FAO để tính toán giá trị của hoạt động thụ phấn đối với sản lượng lương thực trên toàn thế giới. Tổng giá trị kinh tế của hoạt động thụ phấn trên toàn cầu lên đến 153 tỷ bảng năm 2005, chiếm 9,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp toàn cầu. 3 danh mục cây trồng chính (theo thuật ngữ của FAO) đặc biệt đáng lo ngại; hoa quả và rau bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lến đến 50 tỷ bảng, theo sau là cây hạt dầu ăn được với 39 tỷ bảng. Tác động lên chất kích thích, quả hạch và gia vị ít nghiêm trọng hơn, ít nhất là về mặt kinh tế.

Theo nghiên cứu, sự suy giảm các côn trùng thụ phấn có thể ảnh hưởng đến 3 loại cây trồng chính (theo thuật ngữ của tổ chức lương thực thế giớ FAOi), hoa quả và rau bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lên đến 50 tỷ bảng, theo sau là cây hạt dầu ăn được với 39 tỷ bẳng (Ảnh: André Künzelmann/UFZ)

Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng giá trị trung bình của cây trồng phụ thuộc vào côn trùng thụ phấn vì sản lượng cây trồng được thụ phấn cao hơn sản lượng cây trồng không được thụ phấnví dụ như ngũ cốc hay mía (lần lượt 760 và 150 bảng trên một tấn). Tỉ lệ tổn hại được xác định bằng phần trăm của giá trị kinh tế của hoạt động thụ phấn chia cho tổng giá trị sản lượng cây trồng. Tỉ lệ này khác biệt đáng kể giữa các danh mục cây trồng với tối đa là 39% đối với chất kích thích (cà phê và cacao được thụ phấn), 31% đối với quả hạch23% đối với hoa quả. Mối tương quan giữa giá trị cây trồng trên một đơn vị sản phẩm và tỷ lệ tổn hại là thuận; mức độ phụ thuộc vào côn trùng thụ phấn càng cao, giá trên một tấn càng cao. Từ quan điểm về sự ổn định của sản lượng lương thực thế giới, kết quả trên cho thấy đối với 3 danh mục cây trồng – hoa quả, rau và chất kích thích – tình huống sẽ thay đổi đáng kể nếu côn trùng thụ phấn hoàn toàn biến mất vì sản lượng thế giới không còn đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay. Những nhà nhập khẩu, như Cộng đồng châu Âu, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiên cứu này không phải là bản dự báo vì những giá trị ước đoán không tính tới những chiến lược hoặc chính sách mà các nhà sản xuất và thành phần của dây chuyền lương thực có thể sử dụng nếu đối mặt với tình huống như trên. Thêm vào đó, những số liệu trong nghiên cứu cân nhắc sự biến mất hoàn toàn của côn trùng thụ phấn chứ không phải quá trình suy giảm từ từ.

Hậu quả của sự suy giảm côn trùng thụ phấn đối với người tiêu dùng, về mặt kinh tế, được tính toán dựa trên sự co giãn giá của cầu. Co giãn giá thể hiện tác động của sự thay đổi về giá đối với sự mua sắm của người tiêu dùng, nghĩa là phần trăm giảm của lượng mua sắm khi giá tăng 1%. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng giá trị thực của độ co giãn giá nằm từ khoàng -0,8 đến -1,5 (đối với giá trị -0,8 nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giảm 0.8% khi giá tăng 1%). Dưới những giả thuyết này, thiệt hại thặng dư của người tiêu dùng sẽ vào khoảng 190 đến 310 tỷ bảng năm 2005.

Những kết quả này nhấn mạnh rằng sự biến mất hoàn toàn của côn trùng thụ phấn, đặc biệt những loài thụ phấn chính như ong mật và ong dại, sẽ không gây ra thảm họa khiến nền nông nghiệp thế giới sụp đổ, tuy nhiên sẽ mang lại hậu quả kinh tế đang kể mặc dù những số liệu chỉ cân nhắc những cây trồng được sử dụng trực tiếp cho con người. Những chiến lược kinh tế - ví dụ như tái phân phối đất trồng trọt và sử dụng những nguồn thay thế trong ngành lương thực – sẽ phần nào đó hạn chế những hậu quả của sự suy giảm côn trùng thụ phấn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không tính đến tác động của việc thiếu côn trùng thụ phấn đối với hạt giống được sử dụng để trồng, đây là yếu tốt rất quan trọng đối với nhiều loại rau cũng như cỏ cho vật nuôi . Do đó, ngành chăn nuôi gia sức, cây trồng phi lương thực và, có thể là quan trọng nhất, hoa dại và các dịch vụ sinh thái mà hệ thực vật tự nhiên cung cấp cho nông nghiệp và xã hội. 153 tỷ bảng tương đương với 217 tỷ đôla Mỹ theo tỷ giá ngày 15 tháng 9 năm 2008.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video