Công bố cam kết gia nhập WTO lĩnh vực CNTT-VT

Vụ hợp tác quốc tế (Bộ BCVT) vừa công bố cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với lĩnh vực BCVT-CNTT.

Thứ nhất, về dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan: Việt Nam (VN) đã có cam kết mở cửa thị trường từ năm 2001 với việc ký kết Hiệp định thương mại Việt nam-Hoa kỳ (BTA). Hiệp định này đã xoá bỏ hầu hết các hạn chế tiếp cận thị trường và cho phép công ty 100% vốn Mỹ hoạt động từ năm 2001.

Trong đàm phán gia nhập WTO, VN đã cải thiện thêm môi trường đầu tư trực tiếp: Thứ nhất, chính thức bãi bỏ hạn chế còn bảo lưu trong BTA, theo đó, hai năm sau khi Việt nam gia nhập WTO, các công ty 100% vốn nước ngoài được quyền cung cấp dịch vụ cho mọi đối tượng, kể cả các tổ chức cá nhân VN.

Thị trường VT hứa hẹn sẽ sôi động hơn khi VN tham gia WTO.

Ba năm sau khi gia nhập, VN cho phép các công ty nước ngoài được thành lập chi nhánh và cung cấp dịch vụ tại VN với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người cư trú tại VN. Cam kết cũng cho phép nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng được đưa người lao động nước ngoài (chuyên gia, kỹ sư…) vào VN thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, để kết thúc đàm phán gia nhập WTO với các nước, VN đã cam kết cho phép thành lập liên doanh 51% vốn đầu tư nước ngoài ngay khi gia nhập và cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài năm năm sau khi gia nhập.

Để tạo điều kiện cho bưu chính VN phát triển ổn định sau khi tách khỏi lĩnh vực viễn thông, thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, VN đã đàm phán bảo lưu được một mảng dịch vụ chuyển phát nhanh dành riêng, có ý nghĩa thương mại, cho bưu chính VN kinh doanh. Đó là kinh doanh chuyển phát thông tin dưới dạng văn bản, kể cả thông tin dưới dạng không đóng gói dán kín, bao gồm cả thông tin quảng cáo trực tiếp. Hai tiêu chí xác định phạm vi dành riêng là khối lượng: dưới 2kg và giá cước: 10 lần giá cước một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên và thấp hơn 9 đô la Mỹ (9 USD) khi gửi quốc tế.

Đồng thời, phù hợp với định hướng xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, VN cũng đã cam kết không phân biệt đối xử giữa các dịch vụ chuyển phát nhanh và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, kể cả bưu chính VN, đối với các loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh đã cho phép cạnh tranh.

Thứ ba, về dịch vụ viễn thông, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ sở hữu dung lượng truyền dẫn và băng tần): VN không có nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản (như dịch vụ điện thoại cố định và di động, truyền số liệu, thuê kênh riêng,....), bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh.

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ không sở hữu dung lượng truyền dẫn mà phải thuê lại của các nhà cung cấp có hạ tầng mạng): trong ba năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh.

Ba năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo VPN và dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị (thư điện tử, truy nhập Internet...) bán kèm mà một số đối tác lớn có mối quan tâm đặc biệt, được cung cấp trên hạ tầng mạng do VN kiểm soát, ta có nhân nhượng hơn một chút: được tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay sau khi gia nhập và được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định của liên doanh.

Về cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới (dịch vụ viên thông quốc tế): Đối với dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài phải thông qua thoả thuận thương mại với pháp nhân được thành lập tại VN và được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế tại Việt Nam để tiếp cận khách hàng tại VN.

Đối với dịch vụ vệ tinh, VN cam kết ba năm sau khi gia nhập sẽ mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại VN, nếu thoả mãn điều kiện cấp phép, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

VN cũng cam kết cho phép bên nước ngoài được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng toàn chủ) của các tuyến cáp quang biển mà VN là thành viên, với các trạm cập bờ của VN và bán dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng (như VNPT, Viettel, VP Telecom) được cấp phép tại VN. Bốn năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ VPN và IXP quốc tế được cấp phép (như FPT, VNPT, Viettel, VP Telecom).

Riêng cam kết chuyển đổi Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiển diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang được hưởng.

Hoàng Hùng

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video