Công bố loài động vật hiếm nhất thế giới

Một loài rắn nhỏ sống ẩn mình trên hòn đảo ở Caribbean vừa được công nhận là loài động vật hiếm nhất thế giới. Hiện chỉ còn 18 con rắn thuộc loài này còn sót lại trên Trái đất.


Cán bộ kiểm lâm St. Lucia đang cầm một con rắn hiếm nhất thế giới.

Được mô tả là hiền và dễ bắt, những con rắn còn sót lại sống trên trên hòn đảo có diện tích nửa dặm vuông ở ngoài khơi quốc đảo St.

Lucia - một phần thuộc chuỗi đảo núi lửa Lesser Antilles kéo dài từ Puerto Rico tới Nam Mỹ, tách biển Caribbean khỏi Đại Tây Dương.

Loài rắn nâu lốm đốm được gọi là rắn lải St. Lucia, một thời từng có nhiều ở St. Lucia nhưng sau đó bị tiêu diệt gần hết khi cầy mangut xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Cầy mangut ăn thịt được mang từ Ấn Độ tới hòn đảo để kiểm soát những loài rắn độc, nhưng chúng tiêu diệt luôn cả những con rắn không độc. Năm 1936, rắn lải St. Lucia được công bố là tuyệt chủng.

Nhưng vào năm 1973, một con rắn lải St. Lucia được tìm thấy ở Khu bảo tồn quần đảo Maria, một hòn đảo nhỏ nằm ở phía nam St. Lucia và là nơi không có loài cầy mangut.

Cuối năm 2011, các nhà nghiên cứu tìm kiếm tỉ mỉ loài rắn St. Lucia trên hòn đảo nhỏ. Kết quả là họ tìm thấy 18 con vẫn còn sống trên đảo.

Matthew Morton, giám đốc chương trình bảo tồn đời sống hoang dã Durrell, cho biết: “Thật nhẹ nhõm khi biết loài rắn này vẫn chưa tuyệt chủng”.

Hiện St. Lucia đã liên hệ với các tổ chức bảo tồn động vật trên thế giới để tìm kiếm cơ hội sống cho loài rắn này.

Cập nhật: 08/02/2021 Theo Xã Luận/vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video