Các nhà khoa học Thụy Sĩ hi vọng công nghệ này sớm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực an ninh như gia tăng mức độ bảo vệ các yếu tố nhận dạng chống làm giả của hộ chiếu và các giấy tờ khác.
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã quen với các loại thẻ, thước kẻ hay nam châm có hình ảnh nổi ba chiều thay đổi tùy thuộc vào góc nhìn. Từ ý tưởng này, các nhà nghiên cứu của đại học công nghệ polymer Lausanne, Thụy Sĩ đã phát triển một công nghệ cho phép in ra những hình ảnh thay đổi nội dung khi xem dưới những góc nhìn khác nhau với chất lượng cao hơn rất nhiều.
Họ đã làm điều đó như thế nào?
Khi các tấm kim loại được quay đi 90 độ trên cùng mặt phẳng thì dòng chấm mực mà trước đây vuông góc với ánh sáng lại trở nên song song với nó và ngược lại.
Các nhà khoa học sử dung những tấm kim loại để làm nền in, trên đó máy in sẽ sử dụng những chấm mực nhỏ li ti dọc theo dòng và tạo ra hai hình ảnh kết hợp, nằm vuông góc với nhau. Kết quả cuối cùng thu được sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ của các màu sắc như vàng, đỏ tươi, lục lam, đen và cả góc nhìn.
Ánh sáng truyền qua những đường mực nhiều màu sẽ tạo ra các "bóng" có màu sắc khác nhau trên bề mặt kim loại. Nếu các đường mực vuông góc với ánh sáng, chúng sẽ tạo ra bóng sáng lớn, còn nếu song song thì hầu như không có bóng và màu sắc sẽ không rõ ràng.
Ánh sáng truyền qua những đường mực nhiều màu sẽ tạo ra các "bóng" có màu sắc khác nhau trên bề mặt kim loại.
Khi các tấm kim loại được quay đi 90 độ trên cùng mặt phẳng thì dòng chấm mực mà trước đây vuông góc với ánh sáng lại trở nên song song với nó và ngược lại. Từ đó hình ảnh hiển thị cũng sẽ thay đổi.
Các nhà khoa học Thụy Sĩ cho biết hiện tại công nghệ này mới chỉ có thể áp dụng với tấm nền kim loại và máy in phun. Họ hi vọng nó sẽ sớm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực an ninh như gia tăng mức độ bảo vệ các yếu tố nhận dạng chống làm giả của hộ chiếu và các giấy tờ khác, bởi sẽ cực kỳ khó khăn để bắt chước hoặc làm giả công nghệ in mới này.