Vật liệu mới chống làm giả lấy ý tưởng từ cánh bướm

Lấy cảm hứng từ khả năng thay đổi màu sắc trên cánh của loài bướm Pierella luna, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một vật liệu đặc biệt có màu sắc thay đổi tùy theo góc nhìn.

>>> Sản xuất loại vật liệu "không tưởng" có khả năng hấp thụ nước siêu việt
>>> Vật liệu chống đạn mới giống vảy cá?


Bướm Pierella luna có thể đổi màu cánh nhờ cấu trúc vảy đặc biệt. (Ảnh: Mathias Kolle/Harvard)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phát triển một tấm lưới nhiễu xạ giúp tách ánh sáng trắng thành các màu sắc đơn lẻ (tùy vào bước sóng) và cho chúng phát tán theo những hướng khác nhau. Do vậy, khi nhìn ở các góc độ khác nhau, vật liệu mới sẽ có những màu sắc không giống nhau.

Theo Giáo sư Mathias Kolle, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, vật liệu mới này có thể được dùng để dán lên bề mặt các tài liệu quan trọng hoặc tiền giấy (thay thế cho công nghệ ảnh nổi ba chiều hiện nay) bởi tội phạm rất khó làm giả chúng.

Ngoài ra, nhờ khả năng tách ánh sáng thành các bước sóng khác nhau nên nó có thể còn có tiềm năng trong việc giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của các tấm pin năng lượng Mặt trời và đèn LED.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Báo Cần Thơ, ABC, LiveScience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video