Công nghệ xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ

Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững là công trình đem lại cho TS Lê Văn Tri giải nhất giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2016.

Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững là công trình đem lại cho TS Lê Văn Tri giải nhất giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2016.


Mỗi năm ngành sản xuất lúa Việt Nam tạo ra hơn 40 triệu tấn rơm rạ. (Ảnh: Tiên Dung)

Tác giả cho biết, ông quyết định bắt tay vào nghiên cứu công nghệ này do khi đi thăm đồng, ông thấy bà con nông dân mất rất nhiều thời gian để xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch. Họ phải ủ từ 6-8 tháng rơm rạ mới hoai mục. Nếu không ủ, nông dân chỉ có cách đốt, gây ra khói bụi cho nhiều vùng xung quanh. Trong khi đó, rơm rạ nếu được xử lý đúng cách sẽ trở thành nguồn phân bón sinh học hữu ích cho cây trồng.

Cái khó khi xử lý rơm rạ là thành phần lignocelluloses rất khó phân hủy sinh học. Sau khi nghiên cứu các đặc tính của rơm, TS Lê Văn Tri đã cho ra đời chế phẩm sinh học với các vi sinh vật có ích như nấm men, nấm mốc, vi khuẩn, xạ khuẩn... Cơ chế hoạt động của chế phẩm này là hỗn hợp vi sinh vật xử lý rơm rạ và vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng cùng các nguyên tố khoáng, vi lượng... sẽ cùng nhau tác động để phân giải triệt để rơm rạ thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng.

Cụ thể, rơm rạ sau khi thu hoạch sẽ được gom thành đống rồi tưới nước sao cho độ ẩm luôn ở mức 80-85%. Pha chế phẩm theo tỷ lệ 200gr với 50 lít nước và 1kg phân NPK cho 1 tấn rơm rạ. Sau đó, rơm rạ được rải thành đống có chiều rộng khoảng 2m. Mỗi lớp rơm dày khoảng 30cm thì tưới một lượt hỗn hợp. Khi đống rơm cao khoảng 1,5-1,6m thì dùng bạt che kín. Để rơm phân hủy tốt và nhanh nhất, đống rơm cần được đậy kín để nhiệt độ luôn duy trì ở mức 400C. Cách 10 ngày, cần kiểm tra và đảo đều một lần. Sau 20-30 ngày, rơm rạ thu được đã phân hủy, có thể lấy bón ruộng hoặc bón cho cây trồng.

Theo TS Tri, ưu điểm của phương pháp xử lý này là rút ngắn được 7-10 lần thời gian ủ rơm hoai mục thông thường, không gây mùi khó chịu trong quá trình ủ, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Mỗi tấn rơm ủ sẽ cho ra 10kg đạm, 9,5kg lân và 21kg kali. Việc ủ phân từ rơm rạ vừa giúp giải quyết lượng rơm rạ lớn sau mùa gặt, vừa tiết kiệm đáng kể tiền chi cho phân bón vô cơ, giúp bảo vệ đất đai theo hướng bền vững.

TS Tri cho biết, ngoài rơm rạ, bà con có thể áp dụng quy trình trên cho các phụ phẩm của ngành mía đường (bã mía) hay ngành giấy (vỏ cây phế thải từ cây nguyên liệu).

Cập nhật: 24/09/2017 Theo Khoa học và Phát triển
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video