Công nghiệp phần mềm tăng trưởng 45%/năm

Trong 3 năm qua ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 30%-45%. TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA), cho biết.

Hiện Việt Nam có hơn 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm với khoảng 15.000 kỹ sư và kỹ thuật viên

Năm 2004, tổng giá trị phần mềm Việt Nam gia công là 170 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 45 triệu USD.

Theo đánh giá của Hiệp hội Công nghiệp Điện toán châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO), Việt Nam là một trong 25 quốc gia hấp dẫn về lĩnh vực gia công phần mềm trên thế giới.

Ở các thị trường như Mỹ, Hunggary, và đặc biệt là Nhật Bản, uy tín của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ngày càng được nâng cao, chỉ đứng sau các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Hiện nay khoảng 80%-90% doanh thu của nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu nhờ vào xuất khẩu.

Hiện Việt Nam có hơn 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm với khoảng 15.000 kỹ sư và kỹ thuật viên. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp chứng chỉ quốc tế về phát triển phần mềm CMM, đặc biệt có hai doanh nghiệp là FPT và PSV đã đạt chứng chỉ CMM ở mức cao nhất - CMM 5.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã xây dựng được Công viên phần mềm Quang Trung - trung tâm sản xuất phần mềm đầu tiên trong cả nước - ở TPHCM.

Kể từ khi chính thức hoạt động vào tháng 3/2001, đến nay Công viên phần mềm Quang Trung đã thu hút được 69 đơn vị đến đầu tư, trong đó có nhiều đơn vị đầu tư nước ngoài.

Cùng với việc mở rộng quan hệ để tìm kiếm khách hàng, trong những năm qua, các doanh nghiệp phần mềm luôn chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đã có hàng trăm kỹ sư phần mềm được cử đi tu nghiệp tại Nhật Bản theo chương trình học bổng AOTS của Nhật Bản và các chương trình đào tạo quản lý chất lượng phần mềm khác.

Riêng năm nay, 100 kỹ sư phần mềm tại Hà Nội và TPHCM đã được cử tham gia các khoá đào tạo kỹ năng gia công phần mềm do các chuyên gia phần mềm Nhật Bản giảng dạy.

Theo VnMedia/TTXVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video