Công viên quốc gia Garamba (Daia)

Trong những loài động vật lớn có vú sinh sống trên những Savan Garamba bao la ở miền Đông Bắc Daia có một trong những loài hiếm nhất và bị đe dọa nhiều nhất châu Phi, đó là loài tê giác trắng miền bắc (Ceratotherium simum cottomi). To hơn con tế giác đen và dáng nặng nề hơn, nó có đặc điểm là hàm vuông. Từ "trắng" (white trong tiếng Anh) là do từ wyd (to) trong tiếng Afrikaan đọc chệch đi chứ không phải chỉ màu sắc của nó. Quả vậy, nó có màu xám sẫm và nhiều khi đỏ quạch như màu bùn mà nó thường vầy trong đó. Đặc biệt để bảo vệ loài này mà Công viên quốc ra Garamba được lập ra năm 1938 và được ghi vào Danh sách di sản thế giới năm 1980.

Nhờ một đề án chung của WWF (Quỹ thế giới bảo vệ thiên nhiên), vườn bách thú Frankfurt (Cộng hòa liên bang Đức), Viện bảo vệ thiên nhiên của Daia và Unesco trong khuôn khổ của Công ước, số tê giác trắng năm 1985 thụt xuống ngưỡng nguy kịch là 10 con, nay đã lên tới 20 con. Đề án này kéo dài nhiều năm cho đến khi số tê giác lên tới số khá đủ, chủ yếu nhằm chống lại nạn săn bắn trộm.

Công viên này rộng 4.480km2, còn có các loài động vật khác như: hà mã, voi, trâu, hươu cao cổ và báo. Sự cân bằng giữa cây cối và cỏ được duy trì bằng cách đốt cỏ phòng ngừa, cho phép đổi mới các đồng cỏ làm thức ăn cho súc vật.

H.T sưu tầm
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video