Cực quang tím bí ẩn trên sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện cực quang tại bán cầu bắc của sao Hỏa, điều chưa từng được thấy trước đây.

Cực quang kỳ lạ trên sao Hỏa


Ảnh minh họa: University of Colorado

Tàu thăm dò MAVEN của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hiện tượng cực quang rực sáng trên sao Hỏa vào giữa tháng 12 năm ngoái. Nó diễn ra ở khắp bán cầu bắc từ ngày 8 đến 23/12, tại độ cao thấp hơn so với bất kỳ cực quang nào từng được phát hiện trước đây.

Cực quang xuất hiện khi các hạt điện tích có nguồn gốc từ Mặt Trời tương tác với bầu khí quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất, ánh sáng này thường xuất hiện phía trên bầu trời cực bắc và cực nam. Tuy nhiên, trước đây giới khoa học mới quan sát thấy thấy cực quang trên bán cầu nam của hành tinh đỏ, nơi từ trường mạnh nhất.

"Chúng tôi đang nhìn thấy cực quang không kết nối với các vùng từ tính. Chúng tôi không biết nó chỉ xảy ra ở những nơi chúng tôi quan sát, hay nó được phân phối trên toàn cầu", New Scientist dẫn lời Bruce Jakosky, người chỉ huy nhiệm vụ MAVEN, cho hay.

Tại thời điểm quan sát, Mặt Trời phóng ra các electron ở mức năng lượng đủ cao để thâm nhập sâu vào bầu khí quyển sao Hỏa. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong sự kiện kỳ lạ này. Nhóm nghiên cứu hiện chưa có câu trả lời chính xác cho hiện tượng.

Theo Tạp chí khoa học
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video