Cực quang tím tại Mỹ

Bầu trời, mặt hồ tại Mỹ huyền ảo trong ánh tím là một trong những cảnh tượng thiên văn đáng chú ý trong tuần.


Không chỉ bầu trời và mặt nước, mà dường như ngay cả những cây trên sườn dốc quanh công viên quốc gia Hồ Crater, bang Oregon, Mỹ cũng chuyển màu bởi sự hiện diện của cực quang tím vào tối 31/5. (Ảnh: National Geographic)


Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, trong một bức ảnh do tàu Cassini của Mỹ chụp. (Ảnh: NASA)


Vệ tinh Swift của Mỹ chụp 655 bức ảnh để khảo sát các ngôi sao trong một khu vực có chiều dài 7.000 năm ánh sáng trong thiên hà Small Magellanic Cloud. Sau khi máy tính ghép 655 ảnh với nhau, các nhà khoa học thu được một hình ảnh giống như mẩu bánh với vô số hạt đường nhiều màu sắc. (Ảnh: NASA)


Biển Aral, biển kín lớn nhất thế giới, xuất hiện trong một bức ảnh do vệ tinh Landsat của Mỹ chụp. Vùng màu đen là nước trong biển Aral, còn vùng màu trắng là những đám mây. Hiện nay diện tích mặt nước trong biển Aral chỉ bằng 1/10 so ban đầu. (Ảnh: NASA)


Giống như một con công, sao chổi Pan-STARRS phô diễn đuôi hình quạt trong vũ trụ. Đuôi hình thành do sao chổi phun bụi và khí ra môi trường xung quanh. (Ảnh: National Geographic)


Bụi màu đen che phủ sườn phía tây của núi lửa Karimsky trên bán đảo Kamchatka của Nga. Vệ tinh Landsat của Mỹ chụp cảnh tượng này hôm 20/5. (Ảnh: NASA)

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video