Cục trưởng An toàn bức xạ: "Khó có khả năng thu hồi nguồn phóng xạ"

Theo ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục an toàn bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học), không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới việc tìm kiếm những nguồn phóng xạ bị mất hoặc thất lạc không hề đơn giản.

"Khả năng thu hồi phóng xạ Cs-137 không cao. Trên thế giới, riêng năm 2013 có 137 nguồn phóng xạ bị mất, trong đó chỉ thu được 17 nguồn. Trong khi nguồn phóng xạ của Công ty xi măng ở Bắc Kạn rất nhỏ, chỉ bằng hạt ngô hoặc hạt đậu", ông Tấn nói khi trao đổi với báo chí chiều 5/1.

Ông Tấn cho biết, nguồn phóng xạ của công ty được Cục an toàn bức xạ cấp phép sử dụng từ năm 2010 đến 2013. Sau thời hạn trên, công ty vẫn tiếp tục sử dụng nhưng không xin lưu trữ theo quy định và từng bị nhắc nhở nhiều lần.


Thiết bị chứa nguồn Cs-137. (Ảnh: Sở KHCN Bắc Kạn).

Do làm ăn thua lỗ, Công ty xi măng Bắc Kạn bị Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bắc Kạn (nay là TP Bắc Kạn) kê biên tài sản và giao cho Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Kạn quản lý từ tháng 1/2015.

Ngày 15/12/2015, ông Đinh Văn Bằng, nguyên giám đốc công ty thông báo với Sở Khoa học và Công nghệ bị mất cắp nguồn Cs - 137. Nguồn này được công ty sử dụng kiểm tra mức xả clinker trong công nghệ xi măng lò đứng. Sau đó Sở Khoa học đã thông báo cho Cục an toàn bức xạ và trực tiếp ông Vương Hữu Tấn đến làm việc.

Cs-137 là nguồn phóng xạ kín, được đặt ở tâm bình chì hình trụ có đường kính khoảng 10x20 cm, màu ghi xám, nặng 3-4 kg. Bình chì có tác dụng che chắn bức xạ thoát ra môi trường bên ngoài. Cs-137 thuộc nhóm 5, là nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ tổng cộng trên hoạt độ riêng rất nhỏ là 0,0016. Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế thì nguồn loại này không nguy hiểm cho con người, không gây tổn thương khi tiếp xúc gần.

Một công ty xi măng làm ăn thua lỗ ở Bắc Kạn thông báo mất nguồn phóng xạ từ cuối tháng 12/2015 đến nay chưa tìm thấy.
"Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế thì nguồn phóng xạ này không nguy hiểm cho con người, cũng như không người nào có thể bị tổn thương bởi nó khi tiếp xúc gần, vì vậy người dân không nên hoang mang", ông Lê Văn Thế, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn khẳng định.

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn đang thu thập dấu vết, chứng cứ và lấy lời khai của những người liên quan để truy tìm nguồn phóng xạ bị mất.

Theo lãnh đạo Sở, nguồn phóng xạ Cs-137 được công ty sử dụng trong hoạt động kiểm tra mức xả clinker trong công nghệ xi măng lò đứng. Đây là nguồn phóng xạ kín, được đặt ở tâm bình chì hình trụ có đường kính khoảng 10x20cm, màu ghi xám, nặng 3-4kg. Bình chì có tác dụng che chắn bức xạ thoát ra môi trường bên ngoài. Nguồn loại này không nguy hiểm cho con người.

Cập nhật: 06/01/2016 Theo VnEpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video